Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh của Nga |
Thông tin này được hãng TASS dẫn lời Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết. Theo đó, trước khi chính thức sản xuất hàng loạt, hệ thống tên lửa RS-26 sẽ phải trải qua cuộc thử nghiệm cuối cùng:
“Các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo (ICBM) RS-26 vẫn được tiến hành. Đây sẽ là những căn cứ trước khi đưa ra quyết định sản xuất hàng loạt loại và triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa tối tân này”.
“Tên lửa sẽ được phóng thử vào quý 2 năm nay từ thao trường Kapustin Yar nằm ở căn cứ Balkhash ở Kazakhstan”, nguồn tin trên cho hay.
Là tên lửa mới nên những thông tin về RS-26 vẫn được Nga giữ kín, tuy nhiên theo một số thông tin ít ỏi được tiết lộ, tên lửa đạn đạo nhiên liệu đẩy thể rắn RS-26 có mật danh Rubezh được phát triển dựa trên nguyên mẫu tên lửa RS-24 Yars. RS-26 có trọng lượng nhẹ hơn RS-24 Yars và có khả năng mang nhiều đầu đạn dẫn hướng độc lập (trong khi Yars chỉ được trang bị một loại đầu đạn).
Nga đã phóng thử RS-26 lần đầu tiên vào năm 2011, tuy nhiên, không thành công. Đến các cuộc thử nghiệm sau đó vào các năm 2012, 2013 và 2015, tất cả đều cho kết quả thành công. |
RS-26 dài khoảng 12m và chủ yếu trang bị trên bệ phóng di động. Tên lửa đạn đạo RS-26 được trang bị đầu đạn tân tiến nhất, hoàn toàn mới và có khả năng tự phân tách (MIRV). RS-26 có trọng lượng phóng khoảng 60 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường chủ động, tầm bắn tối thiểu 2.000km, tối đa không dưới 6.000km.
Tên lửa có thể mang 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập với sức công phá 150-300 kiloton mỗi đầu đạn với tầm bắn không dưới 11.000km. Điểm đặc biệt của RS-26 là mỗi đầu đạn của nó bay theo quỹ đạo đối thủ không đoán trước được với tốc độ vượt âm. Vì thế, đối phương không thể vô hiệu hóa đầu đạn như vậy bằng bất cứ thứ vũ khí gì, cả vũ khí có triển vọng nhất.
RS-26 sẽ được phóng bắn từ nhiều hệ thống di động vì nó được thiết kế không dựa trên phiến bản silo (hầm phóng giấu dưới lòng đất được thiết kế riêng cho một loại tên lửa). Loại hỏa tiễn này dự kiến sẽ phục vụ binh chủng tên lửa Irkutsk trực thuộc Lực lượng Tên lửa Chiến thuật Nga từ năm 2016.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận