8 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đã được đưa vào biên chế hoạt động thuộc Các Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga. |
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuriy Borisov, 8 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đã được đưa vào biên chế hoạt động thuộc Các Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga. Lực lượng này cũng đã nhận bàn giao 7 bệ phóng di động.
Ngoài ra, từ nay tới cuối năm, Nga cũng sẽ tiến hành 6 đợt phóng vệ tinh lên vũ trụ nhằm mục đích quân sự.
Không những thế, ngày 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố sẽ biên chế khoảng 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới cho kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Việc trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhằm hiện đại hóa quân đội quy mô lớn, là mục tiêu xây xựng quân đội của Nga. Tuyên bố nói trên được đưa ra sau khi Mỹ dự định triển khai xe tăng và vũ khí tại các quốc gia sát biên giới với Nga.
Nhật Bản liên tục tung chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc
Tàu khu trục Nhật và tàu chiến Philippines tập trận chung ở Biển Đông. Ảnh: Reuters |
Theo báo cáo mới đây, số vụ triển khai máy bay chiến đấu chặn máy bay Nga giảm 76%, còn 57 vụ. Trong khi đó, các vụ ngăn chặn các máy bay quân sự của Trung Quốc lại tăng 10%, lên 114 vụ trong quý II năm nay.
Nhật Bản và các nước ở Thái Bình Dương đang phải đối mặt với sự hiện đại hóa quân sự chóng mặt của Bắc Kinh và sự leo thang của nước ngày tại Biển Đông và Hoa Đông.
Một tuyên bố mới đây của Đô đốc Katsutoshi Kawano cho hay, hoạt động leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông sẽ thúc đẩy Tokyo tham gia hoạt động tuần tra ở khu vực, kể cả hoạt động chống ngầm.
Tuyên bố của ông Kawano được đưa ra sau khi Hạ viện Nhật bỏ phiếu nhất trí dự luật cho phép quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài.
Ukraine trao quyền tự trị cho miền Đông
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (phải) phát biểu tại một phiên họp Quốc hội. Ảnh: AFP/TTXVN |
Tin từ Reuters, ngày 16/7 Quốc hội Ukraine đã thông qua một dự luật trao cho 2 khu vực ly khai Lugansk và Donestk ở miền Đông quyền tự trị lớn hơn.
Đây được coi là bước đi đầu tiên hướng tới việc đáp ứng những yêu cầu trong thỏa thuận ngừng bắn về quy chế theo mô hình “cộng hòa nhân dân” của lực lượng ly khai.
Dự luật trên đã được Tổng thống Petro Poroshenko đệ trình lên Quốc hội Ukraine do sức ép từ các nhà lãnh đạo Phương Tây. Việc trao cho các khu vực ở miền Đông một số quyền tự trị được coi như một phần của thỏa thuận ngừng bắn hồi tháng 2/2015.
Để quyết định luật trên phù hợp với hiến pháp sẽ cần ít nhất 300 trong số 450 nghị sỹ quốc hội bỏ phiếu ủng hộ trong phiên họp cuối cùng của quốc hội nước này vào mùa thu năm nay.
Có thỏa thuận hạt nhân, Mỹ - Iran vẫn xung đột
Quân chính phủ Syria là một trong những lực lượng nhận được sự ủng hộ của Iran. |
Ngay khi thỏa thuận lịch sử về vấn đề hạt nhân của Iran được ký kết, hai nước này vẫn tiếp tục tài trợ vũ khí, tài chính và binh lính tham chiến trên khắp khu vực Trung Đông.
Hiện tại, Mỹ vẫn tiếp tục vũ trang và đào tạo các tay súng để cử sang Syria nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad (một đồng minh thân thiết của Iran). Quân nổi dậy Shiite kiêm đồng minh của Iran cũng không tránh khỏi các đợt không kích tại Yemen.
Trong khi đó, Iran cũng không có ý định từ bỏ sự ủng hộ đối với Hezbollah cùng các nhóm phiến quân hoạt động ở Iraq và lực lượng quân chính phủ Syria trung thành với Tổng thống Assad.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu ngày 15/7, Tổng thống Obama nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân sẽ giúp các cuộc đối thoại "bớt thù địch và hợp tác hơn" với Iran. Tuy nhiên, chính vị tổng thống này cũng nghi ngờ viễn cảnh trên.
Đánh bom liên tiếp, 50 người thiệt mạng tại thành phố Gombe (Nigeria)
50 người đã thiệt mạng trong hai vụ đánh bom ở Gombe, Nigeria. |
Hai vụ đánh bom giết chết 50 người tại khu chợ của thành phố Gombe, miền đông bắc Nigeria hôm 16/7 bị nghi ngờ do nhóm khủng bố Boko Haram thực hiện.
Cả 2 vụ tấn công xảy ra vào lức 17h30 (giờ địa phương) nhằm cào các khu chợ, tập trung đông người dân mua sắm thức ăn phục vụ lễ Eid al-Fitr (xả chay), kết thúc tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.
Theo một quan chức Hội Chữ Thập đỏ Nigeria, khoảng 50 dân thường vô tội đã thiệt mạng, hơn 70 người khác bị thương trong các vụ đánh bom trên.
Hiện, chưa có nhóm nào nhận trách về nhiệm vụ đánh bom nhưng giới chức Nigeria nghi ngờ các nhóm Hồi giáo vũ trang; các nhóm này đã giết chết hàng ngàn người trong cuộc nổi dậy kéo dài 6 năm qua.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận