Nghiên cứu được Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) công bố ngày 17/12 trong đó chỉ ra, vaccine Sputnik V có khả năng vô hiệu hóa cao đối với biến chủng Omicron và bảo vệ người đã tiêm trước nguy cơ bệnh diễn biến nặng và nhập viện.
Ngoài ra, Sputnik V không bị giảm khả năng vô hiệu hóa virus cao như các loại vaccine phòng Covid-19 hàng đầu khác.
Cụ thể, mức giảm của Sputnik V thấp hơn vaccine sử dụng công nghệ mRNA từ 3-7 lần.
Qua đó, ông Alexander Gintsburg - Giám đốc Trung tâm Gamaleya nhận định, việc tiêm chủng vaccine Sputnik V và nhắc lại sau 6 tháng giúp bảo vệ đầy đủ trước biến chủng Omicron.
Sputnik V là vaccine phòng Covid-19 đầu tiên trên thế giới, do Nga sản xuất
Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu về các vaccine phòng Covid-19 phổ biến nhất hiện nay như Pfizer đều cho thấy các vaccine này bị giảm khả năng chống đỡ trước Omicron.
Trong đó, Pfizer khuyến cáo cần tăng cường thêm mũi 3 mới có khả năng chống Omicron.
Biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở Botswana và Nam Phi vào giữa tháng 11.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá Omicron là biến chủng đáng ngại, chứa hàng chục đột biến trong protein S.
Một số chuyên gia cho biết, cả những người đã khỏi bệnh và đã tiêm phòng đầy đủ cũng có thể nhiễm Omicron với các triệu chứng vừa và nhẹ như: mệt mỏi đến nhức đầu và đau nhức cơ thể.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận