Hồ sơ tài liệu

Nga vinh danh những người lính Hồng Quân gốc Việt

08/05/2015, 13:01

Nước Nga không quên những người Việt Nam tham gia chiến đấu chống phát xít.

Nga-vinh-danh-nhung-nguoi-viet-nam-chien-dau-chong

Những người lính Hồng quân xung phong ra trận chống lại quân phát xít - kẻ thù chung của nhân loại.

Trước thềm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng, chúng ta cúi đầu tưởng niệm tất cả những người đã chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản. Chúng ta tưởng nhớ tất cả cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô. Và trong số đó có những người Việt Nam đã kề vai sát cánh với nhân dân Nga chống lại kẻ thù chung của tất cả nhân loại.

Đó là Vương Thúc Tình, Lý Thục Chắt, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo, Lý Văn Minh, Lý Chí Thông và Lý Phú San.

Trả lời phỏng vấn Ban tiếng Việt đài chúng tôi, Cựu chủ tịch Việt Nam, Đại tướng Lê Đức Anh cho biết:

"Nhân dân Việt Nam rất lo lắng khi nghe tin tức phát xít Đức tiến vào đất nước Liên Xô, về nguy cơ đối với Moskva. Và chúng tôi đã vui mừng khi biết rằng Liên Xô đánh bật những kẻ xâm lược ra khỏi mảnh đất quê hương! Chiến thắng này đã truyền cảm hứng cho chúng tôi để làm nên cuộc cách mạng tháng Tám thành công. Trong chiến dịch lịch sử chống phát xít trên đất nước Liên Xô, có một nhóm các đồng chí Việt Nam tham gia bảo vệ Moskva. Thực tế này phản ánh tình cảm của những người yêu nước chúng tôi đối với Liên Xô. Không ai trong số chúng tôi có thể bàng quan, đứng bên lề cuộc đấu tranh thiêng liêng của những người anh em Liên Xô."

Sau khi Ban tiếng Việt của đài chúng tôi xác lập được danh tính các cựu chiến binh người Việt tham gia bảo vệ Moskva, nhiều bài viết về họ đã được đăng tải trên báo chí trung ương Liên Xô và Nga. Đài Truyền hình Trung ương nhiều lần chiếu bộ phim về họ, nhan đề là "Những người đồng hương Nghệ An". Tại  một trong những trường phổ thông Moskva — hội viên tập thể của Hội Hữu nghị Nga Việt — đã mở triển lãm về sự tham gia của người Việt Nam trong chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Nhà báo Ban tiếng Việt của đài chúng tôi đã nhiều lần phát biểu trên truyền hình Nga và Hà Nội, trong bàn tròn của tờ báo điện tử "VietNamNet", nói về các chiến sỹ Hồng quân gốc Việt này.

Chiến công của họ đã truyền cảm hứng để các nhà thơ Nga và Việt Nam, trong số đó có Nguyễn Huy Hoàng, Bùi Quang Thanh… viết nên những bài thơ cảm động.

Chiến công của họ đã truyền cảm hứng để các nhà thơ Nga và Việt Nam, trong số đó có Nguyễn Huy Hoàng, Bùi Quang Thanh… viết nên những bài thơ cảm động.

Một người Việt Nam khác coi mình như cựu chiến binh chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là nhà văn Đoàn Tuấn. Ông được giao nhiệm vụ viết kịch bản cho bộ phim Việt Nam về những người lính Hồng quân gốc Việt. Ông đã dành rất nhiều thời gian vào các bảo tàng, kho phim và kho lưu trữ ảnh Nga để nghiên cứu về đồng phục Hồng quân, lối sinh hoạt của họ, cũng như các loại vũ khí mà họ đã sử dụng khi chiến đấu chống quân Đức xâm lược. Nhà biên kịch Đoàn Tuấn nói:

"Từ khi còn là sinh viên trường Điện ảnh Moskva, lần đầu tiên tôi nghe qua đài phát thanh của các bạn câu chuyện về những người đồng bào của tôi, những người từng sống ở Moskva thời kỳ trước chiến tranh. Trong những ngày chiến tranh đầu tiên, họ đã tình nguyện gia nhập Hồng quân. Tôi thu thập tất cả các tài liệu về họ trong nhiều thập niên, được phản ánh trong chương trình của đài Moskva. Sau tất cả, những người Hồng quân gốc Việt đã chiến đấu trên đất Nga vì tự do cho nước Nga và cho Việt Nam. Tôi vô cùng xúc động rằng nước Nga vẫn tưởng nhớ đồng bào tôi, những người đã hy sinh cho sự chiến thắng chủ nghĩa phát xít."

Nếu ai trong các bạn có dịp tới Moskva, trên đường từ sân bay Sheremetyevo vào thủ đô, bạn sẽ thấy đài tưởng niệm chiến sĩ Hồng quân bảo vệ thủ đô Nga giai đoạn cuối năm 1941. Đó là mô hình hàng rào bê tông chống xe tăng hình lông nhím. Chính tại đây đã diễn ra tuyến phòng ngự tiền tiêu chống phát xít Đức, chính tại đây các cựu chiến binh OMSBON, kể cả những chiến sỹ Hồng quân Việt đã chiến đấu bảo vệ  Moskva.

Nước Nga đời đời vinh danh và mãi mãi ghi ơn họ.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.