Khám phá

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng

28/11/2024, 10:04

Nằm ở độ cao 1.400m, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) không chỉ được biết đến với khí hậu trong lành, mát mẻ mà còn là nơi có 500ha chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 1.

Cây chè cổ thụ có mặt ở khá nhiều nơi, nhưng nếu xét về số lượng cây chè cổ thụ và năm tuổi thì có lẽ không đâu sánh được với những cây chè ở Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 2.

Từ trung tâm huyện Văn Chấn theo tuyến đường quanh co bám bên sườn núi. Nhiệt độ trung bình thường thấp hơn khu vực huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ từ 8 - 10oC. Một ngày ở Suối Giàng, ta có thể cảm nhận được đủ bốn mùa trong năm. Ban đêm, trời se lạnh; sáng sớm mây mờ che phủ bồng bềnh khắp các bản làng; buổi trưa trời trong xanh, lộng gió và buổi chiều - nắng vàng trải mượt các sườn đồi. Bởi thế, khí hậu ở Suối Giàng có thể sánh với Sa Pa, Đà Lạt.

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 3.

Cây chè Shan là vốn quý của trên 800 hộ dân ở Suối Giàng, mỗi năm cho người dân thu hoạch trên 600 tấn búp, bán nguyên liệu tươi đồng bào đã có khoản thu 12 tỷ đồng. Trà không chỉ dừng ở chế biến truyền thống thành trà xanh (Diệp trà) mà các sản phẩm Hồng trà, Hoàng trà, Bạch trà được giới thiệu với thị trường đã làm cho thương hiệu trà Suối Giàng thêm nổi tiếng.

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 4.

Cây chè cổ nhất Suối Giàng có tuổi thọ trên 400 năm tuổi, được người dân gọi là cây chè tổ. Cùng với đó là quần thể 400 gốc chè cổ thụ trên 100 năm tuổi mọc tập trung ở 4 thôn của xã là Giàng A, Giàng B, Pang Cán và Bản Mới đang được hàng trăm hộ dân quản lý, chăm sóc. Quần thể 400 cây chè cổ thụ này được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam vào năm 2016.

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 5.

Bước đầu, các cơ quan liên quan đã triển khai thí điểm gắn mã QR code truy xuất cho 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng chia theo 4 nhóm tuổi cây, gồm: 500 tuổi trở lên, trên 400 tuổi, trên 200 tuổi, từ 100 tuổi trở lên. Ngoài ra, sản phẩm chè đóng gói cũng được triển khai gắn tem giấy dán.

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 6.

Ông Giàng A Tếnh ở bản Pang Cáng, xã Suối Giàng chia sẻ: "So với các loại chè thông thường, chè Shan tuyết có năng suất thấp hơn bởi người dân không phun thuốc, không bón phân. Mỗi khi thu hái, đồng bào dân tộc nơi đây phải trèo lên cây để hái những búp đã già".

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 7.
Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 8.
Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 9.

Chè Shan tuyết Suối Giàng xưa nay được xếp vào hàng “đầu bảng” trong các loại chè ở Việt Nam. Được bà con nơi đây gọi là chè “ngũ cực”. Đó là “cực khổ” - khi trồng và thu hái; “cực sạch” vì những điều kiện khí hậu, môi trường và cả công chăm sóc; “cực hiếm” vì sản lượng ít; “cực ngon” với đủ các phẩm chất đỉnh cao mà mỗi chén trà phải có như hương thơm, vị đậm, nước xanh và cuối cùng là "cực đắt".

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 10.
Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 11.
Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 12.

Ông Đào Đức Hiếu, Giám đốc HTX hệ sinh thái du lịch Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) chia sẻ: "Chúng tôi xác định chè Suối Giàng phải là “tỉnh bảo, huyện bảo, xã bảo, dân bảo”, tức là sản phẩm quý giá từ trong dân. Hiện tại, chè Suối Giàng đã chinh phục được nhiều khách sạn 5 sao ở Hà Nội, được bán ở sân bay và đã có mặt ở Văn phòng Chủ tịch nước".

Ngắm những cây chè cổ thụ trên đỉnh Suối Giàng- Ảnh 13.

Ông Lường Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn cho biết: "Thời gian tới, huyện tiếp tục quản lý, bảo tồn thật tốt những diện tích vùng chè, nguyên liệu chè Shan tuyết hiện có. Hằng năm, địa phương khuyến khích người dân trồng mới, trồng dặm để mở rộng diện tích chè. Người dân cũng quan tâm chăm sóc thật tốt để cây chè sinh trưởng, phát triển, cho sản lượng và chất lượng tốt hơn, từ đó đời sống của bà con được cải thiện".


Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.