Tài chính

Ngành tài chính ngân hàng cẩn trọng với “gia vị” nợ xấu

28/04/2021, 14:37

Thông tư 01 chỉ cho phép tái cơ cấu với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ từ 23/1/2020 đến sau 3 tháng kể từ ngày công bố hết dịch Covid-19.

img

Theo thống kê của NHNN, khoảng 2,2% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng được tái cấu trúc theo Thông tư 01 tính đến nửa đầu năm nay.

Mặc dù Thông tư 01 đã tạo hành lang pháp lý và cơ chế thuận lợi cho các tố chức tín dụng tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh nhưng theo nhận định của các chuyên gia, trong dài hạn, nợ xấu của các ngân hàng và công ty tài chính có thể sẽ tăng mạnh.

Theo báo cáo mới nhất của Công ty kiểm toán PwC, năm 2020 dịch Covid-19 đã tác độngmạnh đến nền kinh tế toàn cầu, làm sụt giảm GDP hơn 6%, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều ngành nghề sản xuất và kinh doanh. Trong bối cảnh này, ngành tài chính ngân hàng toàn cầu vốn dĩ được cho là ít chịu ảnh hưởng nhất cũng phải cẩn trọng trước những tác động trong dài hạn.

Ngành tài chính ngân hàng hưởng lợi từ Thông tư 01

Tại Việt Nam, vấn đề suy giảm giá trị tài sản tại tổ chức tín dụng và ảnh hưởng tới năng lực cho vay đã được quản lý một cách hiệu quả và kịp thời bởi Thông Tư 01/2020/TTNHNN, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, miễn,giảm lãi và phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Việc ban hành Thông tư đã tạo hành lang pháp lý và cơ chế thuận lợi để các tổ chức tín dụng có thể chủ động trong việc xử lý, tái cơ cấu các khoản nợ đến hạn cho khách hàng trên nguyên tắc đảm bảo đúng đối tượng, tránh việc lợi dụng chính sách, góp phần tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến giữa tháng 11/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng trên 341.800 tỷ đồng dư nợ, không tăng nhiều so với con số 321.000 tỷ đồng đã thống kê vào giữa tháng 9.

Với những điều khoản cụ thể, rõ ràng, Thông tư 01 cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc “khoanh nợ”, giữ nguyên nhóm nợ đối với những tài sản, khoản nợ bị ảnhhưởng bởi dịch Covid-19. Như vậy, nợ xấu của các nhóm được tạm giữ nguyên thay vì có nguy cơ “nhảy nhóm”.

Theo thống kê của NHNN, khoảng 2,2% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng được tái cấu trúc theo Thông tư 01 tính đến nửa đầu năm nay.

Nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh?

Tuy nhiên, Thông tư 01 chỉ cho phép tái cơ cấu với các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ từ 23/1/2020 đến sau 3 tháng kể từ ngày công bố hết dịch Covid-19.

Việc này gây khó khăn cho tổ chức tín dụng khi xác định các khoản nợ đủ điều kiện để tái cơ cấu cũng như trong việctheo dõi và hạch toán trong kế toán khi ngày lấy mốc có thể không trùng với kỳ hoạch toán kế toán của tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, NHNN vẫn giữ nguyên quy định thời gian cơ cấu lạithời hạn trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện đến ngày 31/12/2021.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia Tài chính ngân hàng nhận định, lượng dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được cơ cấu lại là rất lớn. Do đó, khi Thông tư 01 hết hiệu lực mà doanh nghiệpvẫn không thể trả được nợ, nợ xấu của các ngân hàng có thể sẽ tăng mạnh. Đây sẽ là thách thức đối với những ngân hàng chưa chuẩn bị nguồn dự phòng đầy đủ. Nhìn nhận dịch Covid-19 tác động lớn đến hoạt động của ngành ngân hàng, nhất là công tác xử lý nợ xấu, TS. Cấn Văn Lực dự báo trong năm 2021 nợ xấu sẽ tăng lên 4%.

Bên cạnh đó, theo ước tính của Trung tâm Phân tích chứng khoán SSI (SII Research), nợ xấu sẽ 14% vào năm 2021. Các khoản nợ xấu mới từ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ đặt ra những thách thức hơn nữa về vốn cho các ngân hàng.

Với mỗi 1% nợ xấu tăng thêm, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) sẽ giảm từ 40 đến 80 điểm cơ bản. Đứng trước tình hình nợ xấu gia tăng trong tương lai, các chuyên gia cho rằng tổ chức tín dụng cần tích cực trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu nội bảng ngay từ bây giờ.

Nếu kéo dài thời gian cơ cấu lại nhóm nợ quá thì hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ thiếu tính bền vững, khó đảm bảo lâu dài, nhưng nếu để thời gian ngắn quá thì điều này sẽ gây cú sốc cho hệ thống khi nợ xấu tăng vọt.

Do đó, quy định này nên kéo dài đến cuối năm 2021 khi dịch có thể đã kết thúc, tiềm lực của doanh nghiệp, ngân hàng đã vững hơn.

Mới đây, ngày 2/4/2021, NHNN đã ban Thông tư 03 sửa đổi Thông tư 01 quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia, việc ban hành Thông tư 03 sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc phục hồi kinh doanh cũng như giảm áp lực trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên về ngắn hạn trong quý 1/2021, nhiều khả năng tình hình nợ xấu ngành tài chính ngân hàng vẫn chưa thể cải thiện ngay lập tức từ Thông tư 03 này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.