Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm vào các kinh phế, vị can.
Quất chữa ho cho trẻ
Dùng quất với ít đường phèn hoặc mật ong, đem hấp chín trong 15 – 20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.
Tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể
Dùng quất kết hợp với mật ong giúp kích thích sự phát triển các tế bào mới và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Chữa hậu sản, phù nề, vàng da
Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ đen 100g, hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.
Chữa nấc
Vỏ quả quất tươi 9g, phối hợp với gừng tươi nướng vàng 9g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày, chữa nôn mửa. Để chữa nghẹn nấc ở người cao tuổi, lấy vỏ quả quất 20g, phơi hoặc sấy khô, tán bột rồi uống với nước ấm.
Một số lưu ý khi dùng trái quất:
Không nên dùng quất lúc đói vì các axit hữu cơ sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây khó chịu, ngứa họng.
Tránh uống trà quất ngay sau bữa ăn vì nó có thể làm cản trở quá trình làm việc của dạ dày, thời điểm tốt nhất là sau ăn 30 – 45 phút.
Đối với những người mắc các bệnh mạn tính như sỏi thận, loét dạ dày, táo bón, mất ngủ… không nên uống nước quất, nhất là trà quất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận