Đường bộ

Nghiên cứu nguồn cát nhập khẩu thi công cao tốc

26/10/2024, 09:59

Việc nghiên cứu nguồn cát nhập khẩu, bảo đảm nhu cầu thi công các dự án giao thông, đặc biệt là các dự án cao tốc khu vực ĐBSCL đang được các cơ quan liên quan tiếp tục xem xét, đánh giá.

Báo cáo Quốc hội về tình hình nghiên cứu các giải pháp nhằm đa dạng nguồn vật liệu sử dụng cho các dự án giao thông, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, phía Campuchia có thiện chí xuất khẩu cát sang Việt Nam với trữ lượng khoảng 100 triệu m3, thời gian khai thác trong một năm.

Nghiên cứu nguồn cát nhập khẩu thi công cao tốc- Ảnh 1.

Các phương án huy động vật liệu thi công dự án giao thông đang được các cơ quan liên quan, chủ đầu tư, tư vấn tích cực nghiên cứu, đánh giá để đáp ứng nhu cầu (Ảnh minh hoạ: Gia Minh).

Hiệp hội cũng đã đề nghị UBND TP.HCM là đầu mối làm việc với phía bạn để thực hiện các thủ tục, đồng thời giao cho một đơn vị doanh nghiệp quân đội phía Nam làm đầu mối ký hợp đồng để phân phối.

"Thời gian quan, Bộ Công thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức đoàn công tác đi Campuchia và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, trữ lượng cát của Campuchia phục vụ san lấp, xây dựng là dồi dào, cung cấp đủ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài của các tỉnh phía Nam, hoạt động cung cấp cát không có vướng mắc về chủ trương, chính sách của Chính phủ hai nước. Đây là nguồn cung lớn cho các dự án", Bộ GTVT thông tin.

Trước đó, báo cáo Bộ GTVT về việc huy động vật liệu thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau, đại diện Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, đáp ứng tiến độ hoàn thành công tác gia tải, xử lý nền đất yếu trong năm 2024 để dự án bảo đảm điều kiện về đích trong năm 2025, bên cạnh nguồn cát sông, cát biển đưa về công trường, việc mua cát từ Campuchia về cũng đang được chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu nghiên cứu, đánh giá.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.