Công trình nghiên cứu này được thực hiện bằng công nghệ mô phỏng máy tính hiện đại tại sứ xở sương mù - một trong những quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Hàng chục triệu người có thể gặp nguy hiểm
Các nhà khoa học của Đại học Imperial College tại Thủ đô London đã đưa ra một cảnh báo kinh khủng rằng, nếu không có những bước tiến vượt bậc về khoa học nào được phát triển và các chính phủ không chỉ đạo thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách xã hội (Social Distancing), 40 triệu người có thể chết vì Covid-19 trong vòng một năm.
Nghiên cứu này cũng dự đoán rằng, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2020, 20 triệu người có thể sẽ lâm vào tình trạng nguy kịch về sức khỏe vì virus Corona có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc). Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn thời gian để thực hiện những bước đi nghiêm túc để góp phần ngăn chặn dịch.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), số người chết ước tính cao ở mức khủng khiếp (40 triệu người trong 12 tháng) được các nhà khoa học trường Imperial College đưa ra lấy bối cảnh tất cả các quốc gia trên thế giới có dịch Covid-19 đang hoành hành không áp dụng các biện pháp Social Distancing.
Tuy nhiên, nếu tất cả đồng lòng, cùng nhau cách ly trong thời dịch, số nạn nhân có thể tử vong hoặc lâm vào tình trạng nguy kịch về sức khỏe sẽ giảm xuống còn một nửa. Tức chỉ còn khoảng 20 triệu người cần phải can thiệp lớn về y tế. Điều này rất khả quan, bởi theo các nhà nghiên cứu, kết quả thậm chí còn tốt hơn nếu 40% các cuộc họp trên toàn thế giới được cắt bỏ, 60% người cao tuổi dừng giao tiếp xã hội trong thời gian này.
Giới chuyên gia cũng lên tiếng kêu gọi các chính phủ trên toàn cầu hãy thể hiện quyết tâm, đoàn kết chống dịch và bắt đầu bằng cách đưa ra những quyết định mang tính thách thức trong những tuần và những tháng tiếp theo.
Nhiều nước sẽ phải hy sinh các lợi ích khác nhau, phần lớn là về kinh tế để đánh đổi mạng sống của hàng triệu người dân của nước mình. Càng siết các biện pháp giữ khoảng cách xã hội tốt bao nhiêu thì số người mắc bệnh, phải chết vì Covid-19 sẽ giảm bấy nhiêu.
Nghiên cứu của trường Imperial College cũng chỉ ra rằng, nếu áp dụng cách ly xã hội càng sớm hiệu quả càng cao. Các tổ hợp siêu máy tính đã đưa ra một kết quả tích cực rằng, nếu việc áp dụng biện pháp Social Distancing sớm và duy trì tốt trong một thời gian liên tục đối với 75% dân số thế giới, số người được cứu sống sẽ đạt khoảng 38,7 triệu người.
Cả thế giới đang gồng mình chống dịch
Trong khi Trung Quốc đang thận trọng nối lại các hoạt động bình thường trước khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này, tại châu Âu và nước Mỹ lại đang chứng kiến những cuộc khủng hoảng thực sự. Cả số người nhiễm Covid-19 và số người đã chết vì loại virus nguy hiểm này đều tăng.
Tính đến hết ngày 31/3 theo giờ châu Á, cả thế giới đã ghi nhận 788.970 ca bệnh, hơn 38.000 người trong số đó đã tử vong. Số lượng người mắc bệnh mới và số lượng người chết vì Covid-19 ở Mỹ và một số nước ở châu Âu như Tây Ban Nha, Italy thậm chí còn cao hơn tổng số người nhiễm và chết ở Trung Quốc.
Trước diễn biến dịch đang bùng phát mạnh bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình một mặt vừa phải kêu gọi các doanh nghiệp, nhà máy nối lại sản xuất vừa phải cảnh báo công nhân của nước mình phải cố gắng tự chăm sóc sức khỏe bản thân trong tình hình hiện nay.
Ngày 31/3 cũng là ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump phải từ bỏ dự định đưa nước Mỹ trở lại bình thường bởi số người nhiễm và chết vì Covid-19 ở nước này đã tăng cao chóng mặt với 164.359 ca nhiễm, trong số đó có 3.173 người đã chết. Nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất ở Mỹ chính là thành phố New York.
Ông chủ Nhà Trắng cũng đã lập tức phải chỉ thị cho chính quyền ban hành các hướng dẫn về cách ly xã hội cùng với đó là áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt hơn cho đến tận cuối tháng 4 này.
Trước đó, hàng loạt quốc gia ở châu Âu đã phải hối hận khi quá chủ quan, coi thường dịch bệnh và tảng lờ các khuyến cáo về giữ khoảng cách xã hội và đeo khẩu trang khi ra nơi đông người. Đến hôm qua, Italy đã có 101.739 ca bệnh, 11.591 trong đó đã chết; Tây Ban Nha có 85.195 ca, trong đó 7.340 người chết; Đức có 57.298 ca với 455 người chết, Vương quốc Anh có 22.141 ca với 1.408 người chết.
Ngay cả các chuyên gia của phương Tây cũng phải thừa nhận rằng, cho tới thời điểm này, thành phố ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc là nơi áp dụng hiệu quả nhất các biện pháp cách ly xã hội nếu thành phố này chính thức được dỡ bỏ phong tỏa từ ngày 8/4 tới đây.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận