Hoa ly lửa |
Chị Hoàng Anh (Hà Nội) viết: “Sợ quá, đọc bài mới biết hoa ly lửa Nhật Bản hóa ra là chất kịch độc. Nếu lỡ ăn phải cánh, lá hay hoa nguy cơ tử vong rất cao. Sao người ta lại cho nhập vào dễ dàng thế?”.
“Hú hồn, may hôm nay đọc được thông tin này. Nhà mình có con nhỏ, cháu hay nghịch dại có thể cho vào mồm bất cứ thứ gì. Hôm trước đã mua một bình ly lửa, ai cũng khen đẹp nên Tết tôi định trang hoàng nhà cửa bằng loại hoa mới này thay cho ly vàng mọi năm. Rất may, chưa xảy ra sự cố gì”, chị Mỹ Linh chia sẻ.
Chị Minh Ánh (TP.HCM) bình luận: “Hà Nội có nhiều hoa độc, lạ, chị em ở Sài Gòn rất thích. Tuy giá cao nhưng mình và bạn bè toàn nhờ mua từ Hà Nội mang vào. Ly lửa, tuyết mai, mai vàng thơm… Nói thật chả biết nguồn gốc nhưng hình như đều nhập từ Trung Quốc cả. Thấy lạ thì cố săn lùng mua, ai ngờ lại nguy hiểm đến thế”.
“Cần truy trách nhiệm đơn vị quản lý sinh vật, thực vật nhập khẩu. Nói dại chứ ai lấy lá cây này sắc thuốc định hại người khác thì quá nguy hiểm cho xã hội. Một dạo thành phố trồng nhiều cây trúc đào, sau thấy nói cũng là một loại cây độc nên đã chặt bớt, giờ chỉ còn nhiều ở ven đường quốc lộ”, bạn đọc Hoài An (Hà Đông) chia sẻ.
“Một dạo rộ lên ốc bươu vàng, rùa tai đỏ và ty tỷ các loại sâu cho chim cảnh ăn. Điều này cho thấy việc quản lý nhập khẩu sinh vật, cây cảnh lạ còn nhiều sơ hở. Nói thật đến nay nhìn đám ốc bươu vàng bám nhung nhúc dọc bờ ruộng, bờ ao tôi vẫn rùng mình. Hơn chục năm chưa diệt được tận gốc. Hy vọng mấy cái cây cảnh kịch độc này không lặp lại. Đừng để sự đã rồi mới có cơ quan vào cuộc, mới truy trách nhiệm”, bạn đọc Huy Hoàng đề xuất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận