Mới đây, tờ thepaper bất ngờ tiết lộ thông tin bí mật về bộ phim "Tây du ký" phiên bản năm 1920 ở Thượng Hải có tên là "Động bàn tơ".
Được biết, giới chuyên môn nhận định đây là phim đầu tiên chuyển thể tiểu thuyết thần thoại của Ngô Thừa Ân, còn được gọi với tên "Tây du ký" 1927.
Một cảnh trong "Tây Dy Ký" 1927
Tác phẩm được sản xuất theo thể loại phim câm, hình thức trắng đen do Đản Đỗ Vũ làm đạo diễn và nữ chính là Ân Minh Châu - vợ Đản Đỗ Vũ. Phim kể về thầy trò Đường Tăng gặp kiếp nạn với 7 con yêu tinh nhện.
Bộ phim này là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc được chiếu tại Oslo (Na Uy) vào năm 1929 đồng thời có cả phụ đề tiếng Trung.
Thành công của phim còn giúp cho vợ chồng Đản Đỗ Vũ - Ân Minh Châu nhận về thù lao 50.000 NDT. Tờ Thepaper cho biết, thời điểm đó mỗi gia đình bình thường ở Thượng Hải chỉ chi tiêu 30 đồng/tháng. Do vậy, số tiền khổng lồ này giúp vợ chồng đạo diễn mua được nhiều trang thiết bị làm các bộ phim tiếp theo.
Tạo hình của Ân Minh Châu trong phim
Sau đó, năm 1929, Đản Đỗ Vũ quay phần tiếp của tác phẩm. Tới 1930, cả hai phần phim bị cấm chiếu vì "diễn viên mặc táo bạo". Một số cảnh yêu tinh quyến rũ Đường Tăng bị cho là "bại hoại thuần phong mỹ tục".
Tới năm 2012, Tina Anckarman - nhân viên làm việc ở Thư viện quốc gia Na Uy - phát hiện bản sao của "Tây du ký" 1927. Hai năm sau, tác phẩm được phục chế, phía Na Uy tặng bản sao cho Bảo tàng Tư liệu điện ảnh Trung Quốc.
Lúc đó, giới nghiên cứu điện ảnh ngỡ ngàng, phấn khích khi bộ phim câm tưởng chừng thất truyền được chiếu lại ở các rạp, liên hoan phim...
"Tây du ký" 1927 được coi là bảo vật, tư liệu quan trọng của điện ảnh Trung Quốc. Thang Duy Kiệt - phó giáo sư viện Nhân văn học của Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, cho biết bộ phim thuộc hàng "bom tấn" thập niên 1920, đánh dấu những đột phá trong sử dụng kỹ xảo, hiệu ứng mỹ thuật.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận