Tác giả của nghiên cứu này là tiến sĩ Mohammad Madjid, Giáo sư trợ giảng về Tim mạch tại trường Y McGovern, tại Trung tâm khoa học Sức khỏe thuộc Đại học Texas ở Houston, Mỹ (UTHealth).
Không chỉ COVID-19 mà cả những loại vi-rút khác
Theo tiến sĩ Mohammad Madjid, không chỉ có COVID-19 mà các bệnh về đường hô hấp khác, như cúm và SARS, có thể làm bệnh tim mạch hiện có nặng thêm và gây ra các vấn đề về tim mới ở những người khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 bị bệnh tim ở Trung Quốc đại lục là 10,5% trong khoảng thời gian từ 30/12 đến 11/2.
“Trước đây, COVID-19 dường như giống một căn bệnh đường hô hấp và sau đó ở giai đoạn sau, nó trở nên giống triệu chứng của bệnh tim hơn”, ông nói.
Người có bệnh lý về tim có nguy cơ cao hơn nhiều
Nghiên cứu trên được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 2, đã sử dụng dữ liệu từ 416 người lớn được xác nhận mắc COVID-19 và nhập viện tại Bệnh viện Renmin thuộc Đại học Vũ Hán, Trung Quốc.
Tổn thương tim được xác định khi có sự tăng đột biến của một loại protein gọi là troponin trong máu. Tuy nhiên, Gudimetla giải thích rằng việc phát hiện các troponin bất thường ở một bệnh nhân bị COVID-19 nghiêm trọng không mang lại sự thay đổi nào trong viêc đối phó với bệnh dịch bên trong cơ thể bệnh nhân.
“Không có vắc-xin để chữa khỏi bệnh, chỉ có thể đưa ra chế độ chăm sóc hỗ trợ tích cực, như duy trì huyết áp, điều trị suy tim bằng thuốc, điều trị nhiễm trùng thứ cấp, hỗ trợ chức năng thận và hỗ trợ tình trạng hô hấp cần máy thở,” ông nói.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị bệnh tim cao hơn nhiều so với những người không bị: 51% bệnh nhân có tiền sử bệnh tim hiện tại đã tử vong trong khi tỉ lệ đó chỉ 4,5% đối với những bệnh nhân không bị.
Lời khuyên cho các bệnh nhân bị các bệnh về tim:
Madjid đã tư vấn, đưa ra cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe một loạt các lời khuyên để đối phó với các rủi ro về tim mạch do COVID-19 gây ra:
• Nhanh chóng xác định và cách ly bệnh nhân tim mạch có các triệu chứng COVID-19 với các bệnh nhân khác.
• Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch tiềm ẩn có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn và có tiến triển bệnh kém hơn.
• Tư vấn cho tất cả bệnh nhân tim mạch về nguy cơ tiềm ẩn và khuyến khích các biện pháp phòng ngừa hợp lý.
• Điều quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch là duy trì tiêm vắc xin, đặc biết là bệnh cúm và viêm phổi.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận