Y tế

Ngọc trúc trị âm hư, đau mắt đỏ

18/01/2019, 15:30

Ngọc trúc hay còn gọi ngọc trúc hoàng tinh.

img
Ngọc trúc

Cây thuộc thân thảo, phía trên mang lá mọc so le hướng lên trên về cùng một phía của thân, hầu như không cuống, có gân không phân nhánh đồng qui. Hoa thuôn, mọc thõng, riêng lẻ hay từng đôi trên cùng một cuống, ở nách những lá phía trên, về phía kia của thân so với lá. Cây sống dai do có thân rễ, hàng năm cho ra nhánh khi sinh ở chồi ngọn và khi rụng đi để lại vết sẹo như vòng trên thân rễ.

Người dân thường thu hái vào mùa thu, đào thân rễ về rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đem phơi héo, hay đồ qua rồi lăn cho mềm, phơi cho khô.

Theo Đông y, ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn; Công dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát. Ngày dùng 8-18g, phối hợp với các vị thuốc khác.

Chữa âm hư phát sốt, ho khô, miệng khô họng ráo: Ngọc trúc 16g, mạch môn, sa sâm đều 12g, cam thảo dây 8g, sắc uống.

Chữa mắt đau đỏ, thấy hoa đen, mù tối: Ngọc trúc 12g, sinh địa, huyền sâm, thảo quyết minh sao, cúc hoa, mỗi vị 10g, bạc hà 2g, nấu xông hơi và uống.

Trị bệnh mạch vành, đau thắt ngực: Đảng sâm 12g, ngọc trúc 20g, sắc thành cao, uống chia 2 lần/ngày.

Trị chứng ngoại cảm (có triệu chứng ho, phế táo) ở bệnh nhân vốn âm hư: Ngọc trúc 12g, hành tươi 3 củ, cát cánh 6g, đạm đậu xị 16g, bạc hà 4g (cho sau), chích thảo 2g, bạch vị 4g, táo 2 quả, sắc nước uống.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.