Trong mắt con gái, người cha có một vị trí rất quan trọng và có thể là tiêu chuẩn để sau này kết hôn. Trong mắt con trai, người cha là hình mẫu người đàn ông mạnh mẽ, trụ cột của gia đình và mình muốn hướng tới trong tương lai.
Vậy nên có thể thấy rằng, những gì người cha làm và sự đồng hành của họ có một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, có một số kiểu người cha rất tiêu cực đối với con cái, những hành động của họ mang tới những tác động xấu đối với con mình. Sau đây là 7 kiểu người cha tiêu biểu dễ khiến con cái bị tổn thương nhất.
1. Người cha thích hút thuốc
Hút thuốc lá có thể là niềm vui của nhiều người cha, nhưng họ có bao giờ nghĩ rằng hơn 3.000 chất độc hại truyền trong không khí và con cái hít phải một cách thụ động không? Có lẽ ít người nghĩ đến sức khỏe của con mình khi vô tư hút thuốc trước mặt.
Người cha thường xuyên hút thuốc, con cái dễ bị viêm phế quản, viêm phổi. Các hóa chất trong thuốc lá sẽ làm tăng độ nhạy cảm của màng nhầy trong đường hô hấp và gây ra bệnh hen suyễn.
Bên cạnh đó, khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ, khả năng học tập, đặc biệt là việc đọc, suy luận, toán học.
2. Người cha thích kiểm soát quá mức
Một số người cha có tính độc đoán, gia trưởng, thích kiểm soát quá mức mọi hoạt động của con cái và không bao giờ tôn trọng ý kiến của con mình. Điều này sẽ khiến đứa trẻ dần dần nảy sinh tính cách tự ti, hèn nhát. Và chắc chắn mối quan hệ, tình cha con sẽ dần dần xấu đi, con cái thậm chí còn ghét bỏ cha mình.
Có một thực tế đáng buồn rằng, người cha kiểu này lại vô tình trở thành chuẩn mực cho con trai của mình. Sự độc tài của người ta đã khắc sâu vào trong tâm trí của đứa con trai, khiến chúng trở thành bản sao của cha mình.
3. Người cha lúc nào cũng dán mắt vào màn hình điện thoại
Những người cha bận rộn với công việc sau khi đi làm về thường thích nằm dài trên sofa và bấm điện thoại. Khi vợ nhờ việc gì, anh ta lại cằn nhằn, con cái chẳng bao giờ chơi đùa cùng, thậm chí đi vệ sinh cũng phải cầm điện theo và ngồi trong đó cả tiếng đồng hồ mới chịu ra.
Những người cha vì chiếc điện thoại mà phớt lờ con cái, theo thời gian đứa con cũng sẽ miễn cưỡng và không thích nói chuyện với cha mình nữa. Khi giao tiếp giữa con cái và cha mẹ bị cản trở, chúng dần trở nên thu mình và tự kỷ.
Đặc biệt, khi thấy cha cầm điện thoại suốt, đứa trẻ cũng có xu hướng bắt chước theo. Khả năng kiểm soát của trẻ tương đối kém, chúng sẽ dần trở nên nghiện điện thoại, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và việc học tập.
4. Người cha khó tính
Con cái giống như một cái bóng của cha mẹ và dễ dàng bắt chước mọi thứ. Nếu người cha luôn cáu kỉnh, đánh đập, la mắng con cái thì chúng cũng sẽ trở thành một người y như vậy trong tương lai. Hoặc con cái sẽ trở thành một người nhát gan vì quá sợ hãi cha mình.
Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy, sự phát triển không ổn định về mặt tinh thần của trẻ sẽ gây ra những bóng đè tâm lý, thậm chí là sang chấn nếu tình hình nghiêm trọng.
5. Người cha không đáng tin cậy
Trước khi con 10 tuổi, người cha là bầu trời trong mắt con. Mỗi lời nói của người cha giống như một mệnh lệnh mà đứa con cần phải nghe theo. Tuy nhiên, vì là trụ cột của gia đình nên có nhiều người cha buộc phải dành phần lớn thời gian của mình cho công việc. Nhiều người cha thường lấy lý do bận rộn để bào chữa cho việc thất hứa hoặc ngụy biện.
Cuối cùng, mỗi người nói của người cha sẽ không còn giá trị nào với con cái nữa. Những lời nói không đáng tin cậy của người cha có thể khiến trẻ hình thành thói quen xấu là không nghe lời người lớn, ảnh hưởng rất nhiều tới tương lai của trẻ.
6. Người cha không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái
Trong nhiều gia đình, người cha chịu trách nhiệm kiếm tiền, người mẹ lo chuyện chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Thế nên, một số người phó thác chuyện dạy dỗ con cái cho vợ và không quan tâm nhiều tới con mình.
Có một thực tế cho thấy, trẻ trước 12 tuổi không thể thiếu sự giáo dục của người cha. Nếu không có sự dạy dỗ của người cha, bé trai có thể sẽ trở nên thiếu nam tính, yếu đuối và bám mẹ nhiều hơn, các bé gái vô hình chung sẽ đảm nhận vai trò của nam giới trong gia đình.
7. Người cha hay sử dụng bạo lực với vợ
Trong mắt của con cái, người cha là biểu tượng của sức mạnh và sự mạnh mẽ, mang lại cho gia đình sự an toàn. Khi người cha yêu thương vợ mình, gia đình cũng sẽ hạnh phúc hơn nhiều, con cái vui vẻ và học được rất nhiều từ tình yêu của cha mẹ.
Tuy nhiên, nếu người cha thường xuyên cãi vã với vợ, thậm chí dùng bạo lực, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và dễ xúc động hơn. Nếu mọi việc cứ tiếp diễn như vậy, trẻ sẽ có vấn đề về hành vi và tâm lý.
Nếu một đứa trẻ thường xuyên thấy mẹ mình khóc lóc buồn bã, nó sẽ cố gắng an ủi mẹ bằng sự hiểu biết hạn hẹp của mình. Khi tâm trạng của người mẹ được cải thiện, đứa trẻ sẽ coi đó là trách nhiệm của mình và đảm nhận vai trò của “người cha” trong gia đình. Những đứa trẻ phải chịu tâm lý trưởng thành sớm như vậy sẽ gặp nhiều vấn đề trong tương lai.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận