Một phi công tàu lượn nghiệp dư của Nhật vừa được Hội nghị và Triển lãm Thiết bị bay không người lái quốc tế (FAI) tặng huy hiệu hành trình tàu lượn dài hơn 1.000km xuyên 2 tỉnh của Nhật Bản, theo báo Mainichi.
Ông Kenshi Tagami bên chiếc tàu lượn. Ảnh: Mainichi
Đây là lần đầu tiên có một phi công lái tàu lượn thực hiện chuyến bay dài 1.000km tại Nhật Bản. Trước đó, đã có 9 người Nhật được FAI trao tặng huy hiệu trên nhưng tất cả đều thực hiện hành trình ở nước ngoài.
Vị phi công nhận giải thưởng đặc biệt là ông Kenshi Tagami, người dân tỉnh Saitama. Ông Tagami chia sẻ: “Hành trình này thực sự rất khó khăn, tôi đã thất bại rất nhiều lần nhưng cuối cùng đã làm được!”. Đây là lần bay thứ 7 của ông Tagami. Tổng thời gian hành trình kể từ khi cất đến hạ cánh là 10 tiếng.
Tàu lượn là loại phương tiện giống máy bay nhưng nhỏ và cánh dài hơn so với thân. Nó có trọng lượng rất nhẹ để có thể lượn trong các luồng không khí nóng một cách nhẹ nhàng mà không cần có động cơ tạo lực đẩy.
Một chiếc tàu lượn thông thường chỉ có thể bay dài 30-40m ở độ cao 1m. Với chuyến bay đường dài, đòi hỏi phương tiện phải tận dụng được dòng khí đẩy lên để duy trì độ cao. Do thời tiết không ổn định vì địa hình đồi núi nên điều kiện để tàu lượn bay 1.000km là rất khó.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận