Ngày 27/6 vừa qua, Trần Tiểu Lệ, bác sĩ khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Shao Yifu trực thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang tiếp nhận một trường hợp hy hữu. Theo đó, bệnh nhân là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, vội vã nhập viện cấp cứu và nói rằng mình vừa nuốt một chiếc thìa.
Sau khi nghe bệnh nhân trình bày, bác sĩ Trần biết được người phụ nữ này đang ăn cá thì bị hóc xương trong cổ họng. Cô cố gắng rút mẩu xương cá ra bằng chiếc thìa, nhưng do không chú ý nên nó đã rớt xuống cổ họng.
"Đó là một chiếc thìa kim loại dài 14 cm, chiều ngang rộng nhất 4 cm. Để tiến hành nội soi, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, vì nếu có thức ăn trong dạ dày sẽ ảnh hưởng đến ống nội soi. Trong trường hợp xấu nhất nếu chiếc thìa di chuyển từ dạ dày vào ruột thì cần phải phẫu thuật", bác sĩ Trần cho hay.
Ảnh siêu âm chiếc thìa.
Khi nội soi, bác sĩ Trần cho biết chiếc thìa trở nên rất trơn vì tiếp xúc với chất nhầy của axit dạ dày trộn lẫn với dầu mỡ, khiến việc lấy ra tương đối khó khăn. Vì chiếc thìa có điểm rộng nhất là 4 cm và khá dày nên khi bị mắc kẹt và kéo lên cũng là một vấn đề lớn. Việc kéo chiếc thìa không được phép quá mạnh, nếu không có thể gây thủng hoặc tắc nghẽn đường thở.
Cuối cùng, các bác sĩ nghĩ đến việc sử dụng một vài thủ thuật, đó là để bệnh nhân nôn mửa và khi ngón tay chạm được vào tay cầm thìa thì nhanh chóng rút ra. Sau những nỗ lực của các bác sĩ, chiếc thìa cũng được rút ra. Phần xương cá ban đầu không được tìm thấy, rất có thể nó đã trôi xuống dạ dày.
Bác sĩ Trần muốn nhắc nhở mọi người rằng nếu nuốt một vật lạ, trừ khi nhìn thấy nó trong khoang miệng thì hãy cố gắng lấy, nếu không đừng cố lấy vì sẽ gây ra tai nạn ngoài ý muốn. Trong nhiều trường hợp mà cô từng tiếp nhận tại khoa Tiêu hóa, một số vật thể lạ được tìm thấy như là bàn chải đánh răng, dao, móng tay, lõi táo... bị kẹt trong cổ họng.
Trong một số trường hợp cho thấy bị mắc xương cá dài 4cm, nếu một đầu bị kẹt ở tâm nhĩ, một đầu ở động mạch chủ thì cực kỳ nguy hiểm. Ngoài việc phải hợp tác với khoa Tiêu hóa thì cần phải phẫu thuật mạch máu, tim...
"Cho dù vật thể là gì nhưng nếu bị kẹt ở cổ họng hoặc thực quản, hãy tránh việc tự khắc phục tại nhà và cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt", bác sĩ Trần nhấn mạnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận