Trang QQ đưa tin, bà Lưu (60 tuổi) ở Bắc Kinh, Trung Quốc là giáo viên dạy nhạc cấp 2, đã nghỉ hưu cách đây 5 năm. Hằng ngày, bà thường tham dự một số nhóm nhảy, hát trong cộng đồng gần nhà. Lúc nào bà cũng toát ra vẻ khỏe khắn, tự tin và sức khỏe rất tốt, không có bệnh gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, bà thỉnh thoảng bị táo bón, nhưng không quá chú trọng đến tình trạng này.
Vào một ngày, bà Lưu nghe kể về trường hợp của bạn mình, bị ung thư ruột giai đoạn cuối khi phát hiện có máu trong phân kèm đau bụng. Điều này thực sự khiến cho bà cảm thấy rất sốc.
Chính vì thế, bà Lưu đã đồng ý với yêu cầu của con gái là đi khám sức khỏe tổng quát. Trong quá trình nội soi dạ dày, bác sĩ phát hiện có một phần niêm mạc nhỏ bị tổn thương trong thực quản, nếu soi dưới ánh sáng trắng sẽ không có vấn đề gì bất thường. Tuy nhiên, sau khi bác sĩ kiểm tra chuyên sâu, người ta nhận ra những thay đổi này chính là dấu hiệu của ung thư giai đoạn đầu.
Sau khi được nhận được sự đồng ý của gia đình bà Lưu, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi. 1 tháng rưỡi sau ca phẫu thuật, các vết thương của bệnh nhân đã lành hẳn. Điều này khiến cho cả gia đình bà Lưu vô cùng kinh hãi. Nếu không tình cờ nội soi dạ dày, có lẽ bệnh đã phát triển nặng hơn. Điều đáng nói là không có bất kỳ dấu hiệu nào cũng bệnh ung thư thực quản trong giai đoạn đầu này.
Những "manh mối" dễ nhận biết nhất của ung thư thực quản
- Bị sặc khi nuốt thức ăn
Nếu thường xuyên bị nghẹn khi nuốt thức ăn như cơm, bánh mì, khoai lang..., tần suất ngày càng nhiều và nghiêm trọng, bạn cần chú ý để kiểm tra kịp thời đó có phải là ung thư thực quản hay không.
- Đau sau xương ức sau khi ăn
Cảm giác này thường xuất hiện khi nuốt, có thể đau như kim châm hoặc đau dữ dội. Cơn đau sẽ trầm trọng hơn khi nuốt thức ăn quá khô, quá nóng, gây cảm giác cực kỳ khó chịu. Trong giai đoạn đầu, cơn đau này tương đối nhẹ, nhưng sau đó sẽ nặng dần.
- Cảm giác có dị vật trong thực quản
Một triệu chứng ban đầu khác của bệnh ung thư thực quản là cảm giác có dị vật khi nuốt, giống như thức ăn bám vào thành thực quản, không thể nuốt được, không có cảm giác đau. Nó không liên quan gì đến việc ăn uống, thậm chí uống nước vẫn cảm thấy có dị vật, cảm giác rất rõ ràng. Vị trí cảm giác dị vật phần lớn trùng với vị trí tổn thương của ung thư thực quản.
Những nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản ngày càng gia tăng, hiệu quả chữa bệnh không khả quan, việc phát hiện sớm và điều trị sớm có ý nghĩa rất lớn đến xác suất chữa khỏi bệnh. Vì vậy, nhóm nguy cơ cao cần tầm soát sớm để chữa bệnh kịp thời.
- Người có hệ tiêu hóa kém
Các triệu chứng bất lợi của hệ tiêu hóa kích thích thực quản, lâu ngày sẽ khiến tế bào ung thư tăng sinh, phát triển thành khối u.
- Người bị viêm thực quản mãn tính
Khi các tế bào niêm mạc của thành thực quản bị viêm nhiễm, nó sẽ dễ dàng phát triển thành ung thư.
- Người có tiền sử gia đình mắc ung thư thực quản
Ung thư thực quản có hiện tượng lây nhiễm, do liên quan nhiều đến thói quen ăn uống và khẩu phần ăn của gia đình. Những người có tiền sử mắc bệnh ung thư thực quản trong gia đình thường sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
- Người có thói quen ăn uống không tốt
Thói quen ăn uống không lành mạnh như thường xuyên hút thuốc, nghiện rượu, ăn đồ chua, thịt hun khói, ít ăn rau quả tươi, về lâu dài sẽ dễ gây ung thư thực quản.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận