Khi làng nghề đóng ghe xuồng gỗ đã “teo tóp”
Gần 50 năm theo nghề đóng xuồng, ghe, ông Nguyễn Văn Tốt (Bảy Tốt) ở ấp Long Hưng 2, xã Long Hậu, huyện Lai Vung thấy rõ được sự thay đổi của làng nghề này.
Cảnh nhộn nhịp của hàng trăm hộ dân làm ngày, làm đêm để đóng những chiếc tàu, xuồng, ghe cho đối tác đã trở thành quá khứ.
Làng nghề đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2015.
Giờ đây, làng chỉ còn hơn 20 hộ dân theo nghề ông, cha để lại. Việc đóng xuồng, ghe cũng theo đơn hàng của đối tác hay các khu, điểm du lịch đặt hàng, số lượng cầm chừng, không tấp nập như ngày nào.
Ông Nguyễn Văn Tốt (Bảy Tốt) ở ấp Long Hưng 2, xã Long Hậu, huyện Lai Vung thấy rõ được sự thay đổi của làng nghề này.
Theo ông Nguyễn Văn Tốt, cách đây khoảng 20 năm, mỗi mùa nước nổi, làng nghề lại nhộn nhịp, nhiều khi làm không kịp để giao cho khách hàng. Lúc đó, làm ăn thuận lợi, có nhiều người mua đất, cất nhà.
Công nhân đang làm việc.
“Mấy năm về trước, tới mùa nước nổi công việc nhiều lắm luôn. Từ khoảng tháng 3, tháng 4 là công việc dồn dập, phả gắng sức mới có đủ hàng cung ứng cho bà con.
Làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài đã hơn 100 năm tuổi và làng nghề cũng được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2015.
Có nhiều khi thương lái hợp đồng với mình 10 chiếc mà chỉ trong mấy bữa là phải có đủ. Thương lái đi bán ghe liên tục chứ không nghỉ. Khi ấy, kẻ dưới sông, kẻ ở trên bờ tấp nập vui lắm.
"Mấy năm đó mần ăn nhộn nhịp dữ lắm luôn, ăn nên làm ra trông thấy. Không chỉ lo cho con cái học hành, người ta sắm đất, vườn, nhà cửa này kia cũng từ nghề xuồng, ghe”, ông Tốt chia sẻ.
Qua thời đó, đến thời kỳ ghe sắt, làng nghề cũng dần mai một.
Tương tự, tại làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thời điểm này không còn cảnh nhộn nhịp đóng xuồng, ghe ngày đêm như trước. Giờ chỉ còn khoảng hơn 20 hộ theo nghề nhưng số lượng đơn hàng cũng ít dần.
Cách đây vài chục năm, đi lại khó khăn, phương tiện giao thương hàng hóa nông sản của người dân chủ yếu bằng đường thủy thì làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài tấp nập ngày, đêm.
Làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đã hơn 100 năm tuổi.
"Thời hoàng kim" nơi đây có tới 220 hộ dân đóng xuồng, ghe. Mỗi năm làng nghề cung cấp hàng chục ngàn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người dân các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Có thời điểm, các trại ghe làm việc xuyên ngày, đêm mới kịp trả các đơn hàng.
Làng nghề giờ chỉ còn hơn 20 hộ dân theo nghề ông cha để lại.
Nhưng giờ đây, giao thông đi lại thuận tiện, việc vận chuyển hàng hóa nông sản đã chuyển sang xe ô tô, làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài đang đối mặt với những khó khăn, thách thức về sự mai một.
Làng nghề đóng xuồng ghe hơn 100 năm ở Đồng Tháp đang "thoi thóp".
Nếu có vận chuyển bằng đường thủy thì người dân đa phần mua xuồng, ghe, tàu bằng vỏ sắt hoặc composite nên đơn hàng đóng xuồng gỗ càng thưa vắng.
Ông Nguyễn Văn Tốt trăn trở với làng nghề 100 năm.
Chuyển sang đóng xuồng ghe mini
Trăn trở với nghề đã nuôi sống gia đình, ông Nguyễn Văn Tốt không đành bỏ nghề. Ông nghĩ đủ cách, cuối cùng quyết định chuyển sang làm xuồng, ghe thu nhỏ để phục nhu cầu của người dân, du khách trong và ngoài nước.
Những sản phẩm của ông Nguyễn Văn Tốt được du khách quan tâm.
Ông Tốt cho biết, cơ duyên đưa ông đến với công việc làm xuồng, ghe thu nhỏ ban đầu là làm cho đứa con để tham gia cuộc thi tại trường học.
Khi đó, sản phẩm được nhiều người yêu thích và muốn mua để trưng bày, chính vì thế ông Bảy Tốt đã “chuyển hướng” sang làm xuồng, ghe thu nhỏ.
Nếu như trước đây khi chuẩn bị mùa nước nổi thì làng nghề hơn 200 hộ tất bật, có khi những đơn hàng cận ngày giao phải làm cả đêm để kịp giao cho khách hàng. Tuy nhiên, từ khi có xuồng, ghe làm bằng composite nên sản phẩm của làng nghề càng khó cạnh tranh và việc đi lại hay sử dụng xuồng, ghe bằng gỗ để đánh bắt sản vật mùa nước nổi cũng ngày một thưa dần. Vì thế, Ông Bảy Tốt đã chuyển hướng...
Theo ông Tốt, hiện nay nhu cầu xuồng, ghe thu nhỏ làm quà lưu niệm, trưng bày đang phát triển.
Không chỉ mô hình xuồng, ghe mang tính đặc trưng của từng địa phương mà còn có những chiếc tàu được thiết kế, làm theo nguyên mẫu của nước ngoài.
Vì thế, sản phẩm đã thu hút sự chú ý, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Không dừng lại đó, những khu, điểm du lịch, nhà hàng đã đặt ông Bảy Tốt các loại xuồng vừa và lớn dùng để trưng bày trái cây như xoài, thanh long, quýt hồng tạo điểm nhấn đối với du khách thập phương.
“Mới đầu đóng cho con đi thi, rồi cơ duyên đẩy đưa với gắn kết với sản phẩm du lịch, trưng bày bông, trái cây. Ví dụ như một chiếc ghe chở đầy xoài, quýt, thanh long, sầu riêng, dưa lưới, dưa lê... để quảng bá”, ông Tốt nói về cơ duyên với nghề.
Khách tham quan du lịch, đi hội chợ... thấy những chiếc xuồng, ghe trưng trái cây khá bắt mắt nên liên hệ, hỏi mua. Và cứ thế, đơn hàng cứ đến với ông Bảy Tốt...
Những sản phẩm được bán với nhiều mức giá khác nhau, có khi vài trăm ngàn nhưng cũng có khi vài triệu và có thể cao hơn tùy vào chủng loại, kích cỡ.
Theo ông Trần Văn Thanh, cán bộ văn hóa xã Long Hậu, huyện Lai Vung, làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài giờ chỉ còn hơn 20 hộ chủ yếu đóng phục vụ cho các khu, điểm du lịch để phục vụ nhu cầu giải trí.
Những sản phẩm đã thu hút được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Trong định hướng phát triển làng nghề, xã Long Hậu đã thành lập một tổ đóng xuồng, ghe thu nhỏ. Đây là sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận, du khách trong và ngoài nước rất quan tâm.
“Chúng tôi xây dựng kế hoạch để phát triển và duy trì làng nghề. Hiện nay chuyển qua đóng hàng thủ công mỹ nghệ là chính, còn lại một số cơ sở có đầu mối giao cho các tỉnh Bến Tre và một số nơi có sẵn hàng”, ông Thanh thông tin.
Sản phẩm xuồng, ghe thu nhỏ được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích, đặt mua.
Không chỉ người dân ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, TP.HCM, hiện nay, sản phẩm xuồng, ghe thu nhỏ được nhiều du khách nước ngoài đặt mua để làm quà tặng.
Ông Nguyễn Văn Tốt chăm chút cho loại hình sản phẩm mới.
Sản phẩm cũng được bán với nhiều loại giá khác nhau, có khi vài trăm ngàn đồng nhưng cũng có khi vài triệu và có thể cao hơn nữa tùy vào chủng loại, kích cỡ và chất lượng gỗ.
Sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận, du khách trong và ngoài nước đang rất quan tâm.
Việc tiên phong sản xuất sản phẩm xuồng, ghe thu nhỏ đang giúp ông Bảy Tốt ổn định cuộc sống, theo đuổi đam mê với nghề đã gắn bó với ông hàng chục năm qua.
Có lẽ những sản phẩm thu nhỏ sẽ là hướng đi mới cho làng nghề Bà Đài hơn 100 năm, góp phần lưu giữ, phát triển làng nghề truyền thống và cũng như bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận