Trong bài viết, chuyên gia Goldstein chỉ ra, điểm tương đồng đầu tiên đó là dù Ukraine và hòn đảo Đài Loan nằm ở hai điểm cuối đối diện của vùng đất Á-Âu song đều phải đối mặt với những rủi ro tương tự từ các nước láng giềng.
Thứ hai, Lyle Goldstein - Nhà sáng lập Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc đánh giá, nếu bắt đầu xâm lược, cả Trung Quốc và Nga đều có thể thực hiện các cuộc oanh tạc lớn. Chẳng hạn, pháo binh tầm xa từng được sử dụng để chống lại Ukraine vào năm 2015, trong khi Trung Quốc đã trang bị hàng nghìn tên lửa tại bờ biển.
Cuộc tập trận bắn đạn thật Han Kuang của Đài Loan. Ảnh - CNA
Ông cũng chỉ ra Mỹ thiếu hỏa lực ở Biển Đen và eo biển Đài Loan. Ngoài ra, Washington không có các hiệp ước quốc phòng vững chắc với Kiev hoặc Đài Bắc và người dân Mỹ sẽ khó có thể ủng hộ Mỹ tham gia vào cuộc giao tranh kéo dài để bảo vệ Kiev hay Đài Bắc.
Một điểm khác biệt nữa mà ông Goldstein đề cập đến là "yếu tố hạt nhân". Cả Nga và Trung Quốc đều lần lượt sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới. Đồng thời, cả hai đều chuẩn bị tham gia "chính sách bên miệng hố chiến tranh hạt nhân” đối với Ukraine và Đài Loan. Trong khi Washington chưa sẵn sàng với kịch bản này.
“Bên miệng hố chiến tranh hạt nhân” là chiến thuật thực hành chính sách đối ngoại, trong đó một hoặc cả hai bên đẩy tương tác giữa họ đến ngưỡng đối đầu để đạt được vị thế đàm phán có lợi hơn bên kia.
Cuối cùng, chuyên gia Goldstein lập luận rằng Đài Loan dễ bị tổn thương trước Trung Quốc hơn là Ukraine trước Nga vì quân đội Trung Quốc đã đạt được những bước nhảy vọt trong công nghệ máy bay không người lái, cho phép họ nhanh chóng vượt qua rào cản tự nhiên của Eo biển Đài Loan.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận