Quân sự

Nhà báo Đan Mạch nói về "thanh kiếm sắc" có thể tạo ra sóng thần của Nga

16/04/2021, 15:36

Xây dựng sức mạnh quân sự ở các vùng lãnh thổ phía Bắc, nơi băng đang tan đã mở ra cơ hội vận tải biển mới, là một ưu tiên của Moscow.

img

Tàu ngầm nguyên tử Nga và Tổng thống Putin - ảnh minh họa.

Nga có mọi quyền lợi chính đáng để xây dựng sức mạnh quân sự ở các vùng lãnh thổ phía Bắc của mình, nơi băng đang tan đã mở ra cơ hội vận tải biển mới.

Nhưng, điều này cũng không thể làm cho các quốc gia khác có quyền tiếp cận Bắc Cực rất lo lắng, đặc biệt là khi ở đó Moscow sẽ đặt vũ khí khủng khiếp nhất của mình.

Đây là ý kiến ​​của ông Jorgen Ullerup, một Biên tập viên phụ trách chuyên mục của tờ Jyllands-Posten ở Đan Mạch.

Báo chí Đan Mạch bày tỏ quan ngại đặc biệt về sự xuất hiện của ngư lôi hạt nhân Poseidon tại Lực lượng vũ trang Nga, thứ có khả năng gây ra những đợt sóng thần nhiễm phóng xạ khổng lồ và làm ngập lụt các thành phố lớn, đông dân cư ven biển.

img

Ngư lôi hạt nhân Poseidon.

Nếu vũ khí được kích hoạt, sau tác động của loại vũ khí này vào "Ngày tận thế" bất kỳ, đối với các khu định cư ven biển ở khu vực, sẽ không thể sinh sống được đưa trong nhiều thập kỷ.

Tác giả Jorgen Ullerup đã theo dõi chặt các thông tin về loại vũ khí được coi như “thanh kiếm sắc” của Nga này trong vài năm qua, và nó khiến ông nhớ đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Khi đó, các cường quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ, đang cạnh tranh với nhau trong cuộc chạy đua vũ trang. Ngày nay điều này lặp lại một lần nữa, chỉ có Liên Xô – nay là Liên bang Nga, và một nước thứ ba, Trung Quốc, gia nhập hai đối thủ này.

Theo ông Ullerup, một đặc điểm khác của Chiến tranh Lạnh hiện đại là “cuộc cách mạng siêu thanh”, tức là sự xuất hiện của vũ khí siêu thanh giữa các siêu cường, khiến cho việc phòng thủ tên lửa của đối phương trở nên vô dụng.

Theo cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modley, khi ông này nói với các phóng viên trên CNN rằng, tên lửa siêu thanh sẽ sớm thay đổi chiến lược quân sự giống như cách mà vũ khí hạt nhân đã làm trong thế kỷ trước.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.