Hình ảnh vụ phóng viên VTV bị ô tô đâm, nghiền nát máy quay tiền tỷ xảy ra ngày 13/6 |
Ngày 29/11, Trung tâm Nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Báo chí với phát triển bền vững”. Ông Trần Nhật Minh, Giám đốc RED cho biết, đây là hội thảo thường niên lần thứ 3, tập trung vào vấn đề sự an toàn của nhà báo và bảo vệ tác nghiệp.
Thống kê và đánh giá những vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí năm 2017 của RED cho thấy, xu hướng cản trở tác nghiệp trong năm tuy giảm về số vụ việc (12 vụ được phát hiện; Năm 2016 là 36 vụ) nhưng những hình thức cản trở cứng như hành hung, phá huỷ phương tiện, đe dọa an toàn thân thể nhà báo được ghi nhận tăng hơn.
Ông Minh cho hay, các thống kê cũng chỉ ra phần lớn các vụ cản trở báo chí tác nghiệp được giải quyết theo phương pháp “hòa giải trên cơ sở thỏa thuận” giữa các bên có liên quan. Chỉ có 1/12 vụ được phát hiện là (vụ cản trở nhóm phóng viên VTV tác nghiệp) được khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự với tội danh “Cản trở người thi hành công vụ”. Còn không có vụ việc nào được xử lý theo Nghị định về Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Bên cạnh đó, RED cũng thực hiện các khảo sát và nghiên cứu về “Hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí” như một nguyên nhân cản trở tác nghiệp. Khảo sát hơn 220 ý kiến từ cán bộ quản lý báo chí, chuyên gia, giảng viên, học viên báo chí, độc giả... cho thấy có các nhóm hành vi trục lợi như: Dọa dẫm đối tượng để tống tiền, đòi ưu đãi cho cá nhân nhà báo; Thông đồng tạo lợi ích nhóm giữa nhà báo và đối tượng để đánh thuê; Liên kết nhóm nhà báo để bưng bít hoặc bảo kê thông tin về ngành, địa phương; Lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí để gây áp lực phải ký hợp đồng quảng cáo...
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận