Lãnh đạo Bộ TN&MT, thành phố Đà Nẵng, ngành chức năng cùng nhà đầu tư cắt băng khánh thành giai đoạn 1 nhà máy, đưa vào sử dụng. |
Khu liên hợp xử lý rác thải có tổng diện tích 10 ha, tại thôn Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), với vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng, công suất xử lý 200 tấn rác thải/ngày.
Theo đó, các loại rác thải rắn trên địa bàn Đà Nẵng được tập trung tại bãi chứa nhà máy, đưa vào dây chuyền máy móc, bóc tách thành 3 thành phần chính: nylon, rác hữu cơ và đất đá – xà bần – chai lọ thủy tinh. 100% số rác này không chốn lấp mà tiến hành tái sử dụng. Trong đó, nylon sẽ được đưa vào dây chuyền “chế biến” ra dầu PO, RO và FO; rác hữu cơ được nung yếm khí để sản xuất ra than sinh học và than biochar; còn lại các loại đất đá, xà bần, chai lọ thủy tinh được sản xuất gạch không nung.
Lần đầu tiên cả nước, việc xử lý rác thải rắn không qua chôn lấp mà qua các dây chuyền máy móc, thiết bị hiện đại để chế biến thành các sản phẩm năng lượng, tái sử dụng. |
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Môi trường Việt Nam, cho hay: Tất cả sản phẩm đã được kiểm định đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tiêu chuẩn ngành. Việc tái chế rác không qua chôn lấp đảm bảo tính môi trường, tiện ích, đặc biệt góp phần giảm áp lực xử lý rác thải trên địa bàn hiện nay.
Thống kê tại Đà Nẵng lượng rác thải thu gom mỗi ngày hơn 650 tấn, và có thể tăng đến 700 tấn/ ngày. Theo ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng, 90% số rác này được xử lý bằng chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn. Thành phố không còn quỹ đất để chôn lấp. Dự án khánh thành, đưa vào sử dụng không chỉ thể hiện tâm huyết, quyết tâm, trách nhiệm của những người trong nghiệp môi trường.
Than, dầu... |
Gạch công trình được chế biến từ rác thải. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, tất cả sản phẩm đã được kiểm định đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tiêu chuẩn ngành |
Các chuyên gia cho rằng: Đây là doanh nghiệp tiên phong trong cả nước ứng dụng công nghệ xử lý triệt để 100% chất thải rắn đồng thời sản xuất ra những sản phẩm nhiên liệu tái tạo mà không gây ô nhiễm thứ cấp ra môi trường. Công trình làm thay đổi nhận thức của người dân về rác. Rác không phải là thứ vứt đi mà được xem như tài nguyên nếu được chế biến, tái sử dụng hiệu quả.
Ông Tuấn kiến nghị: các cơ quan chức năng, thành phố xem xét các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp bù chi phí đầu tư. Bởi đơn giá phí xử lý rác thải theo quy định hiện quá thấp, với mức 160.000 đồng/tấn, tương đương 7,3 đôla… khiến doanh nghiệp khó đầu tư lâu dài.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận