Sách

Nhà văn Nguyễn Như Phong "chơi lớn" với tuyển tập sách của ba thế hệ

16/04/2021, 23:57

Các tác phẩm của ba thế hệ từ đời ông, đời bố và đời con được nhà văn Nguyễn Như Phong sưu tập và ra mắt tuyển tập.

img

Tuyển tập sách của ba thế hệ trong gia đình nhà văn Nguyễn Như Phong

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề viết lách, nhà văn, nhà báo Nguyễn Như Phong vừa ra mắt một các bộ sách tuyển tập của ba thế hệ nhà văn.

Ba thế hệ gồm nhà văn lương y Nguyễn Tử Siêu (1887-1965), Nguyễn Hoài An (1925-2001) – con rể của nhà văn Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Thiên Lương (1932 – 2010) - thứ nam của nhà văn Nguyễn Tử Siêu, và nhà báo Nguyễn Như Phong - con trai của nhà văn Nguyễn Hoài An.

Nhà văn, lương y Nguyễn Tử Siêu có nguyên quán xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội. Sinh thời, cụ viết 34 tác phẩm với các thể loại từ khảo cứu như "Sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi", "Tôn Trung Sơn cách mạng sử", "Gia lễ chỉ nam", "Bạn đời xưa", "Gái anh hùng", "Bia của ai", "Sư hổ mang".

Ngoài ra, cụ còn làm công tác dịch thuật với những tác phẩm như "Gươm cứu khổ", "Cái nạn văn chương", "Nhân duyên mộng", "Hán Sở tranh hùng"… Không chỉ vậy, nhà văn Nguyễn Tử Siêu còn sáng tác nhiều tiểu thuyết lịch sử như "Tiếng sấm đêm đông" (1928), "Hai Bà đánh giặc" (1929), "Lê Đại Hành" (1929)…

img

Riêng nhà văn Nguyễn Như Phong ra mắt bộ tuyển tập gồm 14 tập sách

Ngoài sáng tác văn chương, nhà văn Nguyễn Tử Siêu còn là một lương y nổi tiếng. Cụ từng là Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam nhiều năm, từng viết và dịch hơn 20 cuốn sách Đông y mang bút danh Nguyễn An Nhân.

Con rể của nhà văn Nguyễn tử Siêu là Nguyễn Hoài An từng là phóng viên báo Quân đội nhân dân từ 1954 đến 1960, sau đó làm việc tại báo Văn Nghệ. Nhà văn Nguyễn Hoài An viết nhiều bút ký như "Tủa Chùa, miền đất lạ", "Bí mật củ sắn, con lợn ở làng Đại Lâm"… Ông cũng là tác giả của hơn 300 truyện ngắn.

Nhà văn Võ Khắc Nghiêm nhận định, văn chương Hoài An vạm vỡ như sức vóc con người ông và cũng phong lưu như cuộc sống “quý tộc nghèo” của ông.

Còn nhà văn Nguyễn Thiên Lương đi giao liên từ năm 14 tuổi. Năm 1954, ông được điều lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Trần Đình (bí danh của Điện Biên Phủ) với chức vụ Tiểu đội trưởng bộ binh Tiểu đội I, Đại đội 261, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308. Ông là tác giả của bộ sách thiếu nhi nổi tiếng “Thú rừng Tây Nguyên” và cuốn ký sự “Cao nguyên thất thủ”.

img

Nhà báo, nhà văn Nguyên Như Phong

Thế hệ thứ 3 là nhà văn, nhà báo Nguyễn Như Phong. Ông là nguyên Phó Tổng biên tập báo Công an nhân dân, nguyên Tổng biên tập báo điện tử Petrotimes.

Trong thời gian hoạt động viết lách của mình, ông từng được trao 3 giải thưởng về tiểu thuyết của cuộc thi "Vì bình yên cuộc sống" do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, 11 giải Báo chí quốc gia và nhiều giải thưởng trong các cuộc thi truyện ngắn, bút ký của báo Văn Nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Lần này, ông xuất bản bộ tuyển tập Nguyễn Như Phong gồm 14 tập, trong đó có 1 tập bút ký, 2 tập phóng sự và 11 cuốn tiểu thuyết.

Trong đó, có 5 cuốn tiểu thuyết đã được tác giả chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình nhiều tập là "Cổ cồn trắng", "Bí mật những cuộc đời", "Chạy án", "Đồng tiền quỷ ám", "Bí mật Tam giác Vàng".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.