Tư vấn

Nhận chìm 1,5 triệu mét khối chất thải xuống biển có nguy hiểm?

03/11/2016, 11:40

Nếu chôn số chất thải trên xuống biển sẽ nguy cơ tác động gì đối với Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Bình Thuận)?

14923984_539737169564799_1316368996_o

Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Ngày 3/11, Sở Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) tỉnh Bình Thuận đã có văn bản gửi Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về việc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xin ý kiến thẩm định hồ sơ cấp phép nhận chìm 1,5 triệu mét khối chất thải xuống biển, gần nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, huyện Tuy Phong. Dự án nhận chìm chôn chất thải này là thực hiện theo yêu cầu của Bộ TN&MT và số chất thải này do nạo vét luồng ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.

Theo hồ sơ xin phép Bộ TN&MT, với số lượng lớn này, nếu đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền thì phải có diện tích lớn nhưng địa hình tại huyện Tuy Phong phức tạp, không có mặt bằng để thực hiện. Đồng thời việc đổ thải trên đất liền có khả năng nhiễm mặn, gây ô nhiễm môi trường... 

Theo ước tính, diện tích mặt biển chứa lượng chất thải này khoảng 30 ha, cách đất liền khoảng ba hải lý và khá gần với Khu bảo tồn biển Hòn Cau (một trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam). “Những tác động của việc đổ thải đối với Khu bảo tồn biển Hòn Cau là có thể xảy ra nên Sở TN&MT đề nghị không thực hiện chôn dưới biển mà tìm phương án khác...

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, khu bảo tồn biển Hòn Cau có diện tích 12.500 ha. Đây là nơi có hệ sinh thái biển phong phú, điển hình của vùng biển nhiệt đới. Điểm đặc biệt của Hòn Cau là quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với gần 234 loại san hô. Đồng thời, nơi đây còn có hơn 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng. Việc đổ thải với số lượng lớn cách đất liền chỉ ba hải lý sẽ gây chết san hô và các loại thủy sinh khác sẽ bị diệt vong. Hệ quả là Khu bảo tồn biển Hòn Cau sẽ bị xoá...

Khu bảo tồn biển Hòn Cau cho biết, đã được thông báo về việc triển khai dự án “nhấn chìm” này.

Vị đại diện này đánh giá: "Mặc dù nằm trong phạm vi đánh giá tác động môi trường nhưng cũng cần thận trọng khi triển khai dự án, có sự giám sát đặc biệt. Bởi từ khi Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân đi vào hoạt động đến nay, dù chưa hoạt động hết các tổ máy nhưng đã có tác động đến môi trường xung quanh khu vực vành đai bảo vệ khu bảo tồn biển Hòn Cau. Nếu không có giải pháp lâu dài để bảo vệ môi trường, thì nguy cơ đe dọa đến khu bảo tồn từ các dự án của Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là điều khó tránh khỏi...".

Còn ý kiến một số nhà khoa học thì cho rằng: đối với dự án đổ thải sau khi nạo vét, các cơ quan chức năng cần xem xét thận trọng nếu có phương án khác thì nên lựa chọn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.