Hai chiếc máy bay trực thăng vận tải cánh xoay V-22B Osprey đầu tiên của Nhật Bản đã được chuyển đến một trạm kiểm soát của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (USMC) tại Iwakuni vào tuần trước để chuẩn bị bàn giao cho quân đội Nhật.
Phản đối vì lo ngại khả năng an toàn
Tuy nhiên, việc Tokyo sẽ sử dụng những máy bay độc đáo V-22B Osprey này không phải là không có sự do dự và phản đối, cả trong chính phủ lẫn bên ngoài nội các của Thủ tướng Abe, do lịch sử sử dụng trực thăng V-22B trong quân đội Mỹ từng gây ra các vụ tai nạn chết người.
Vào cuối tuần trước, Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) đã chấp nhận việc Mỹ bàn giao hai máy bay vận tải cánh xoay V-22B Osprey đầu tiên.
Các máy bay V-22B Osprey này đã được chuyển đến Nhật bằng một tàu vận tải trong trạng thái cánh quạt và cánh của chúng được gập chặt để đảm bảo an toàn. Đoạn video Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ công bố.
Theo báo Sputnik, vị trí nơi video được quay là trạm điều hành Thủy quân lục chiến Iwakuni, nơi những máy bay Ospreys được giao cho Nhật Bản. Quá trình giao hàng được tiến hành trong điều kiện rất cẩn thận.
Vào tháng 5 năm 2015, Nhật Bản đã yêu cầu mua 17 chiếc V-22B Ospreys (Block C) thông qua chương trình Bán hàng quân sự cho nước ngoài của Lầu Năm Góc, trở thành những máy bay V-22B Ospreys đầu tiên mà Hoa Kỳ đồng ý bán cho nước ngoài.
Năm chiếc V-22B Ospreys khác đã được Nhật Bản ký hợp đồng với Mỹ hai tháng sau đó với chi phí lên đến 332 triệu USD.
Cuối năm 2018, chiếc V-22B Ospreys thứ 5 đã sẵn sàng để giao hàng, nhưng Tokyo tiếp tục do dự, Trung tướng George Trautman đã nghỉ hưu, cố vấn của hãng sản xuất Osprey Bell Boeing, nói với Defense News vào thời điểm đó.
Sở hữu một thiết kế độc đáo, cánh quạt của máy bay V-22 có khả năng xoay theo chiều dọc hoặc chiều ngang, cho phép nó cất cánh và hạ cánh như một chiếc trực thăng, nhưng có thể chuyển sang bay hành trình giống như máy bay phản lực.
Dù có thiết kế và khả năng cơ động vô song nhưng Osprey cũng gây ra nhiều rắc rối cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong suốt 18 năm qua. Tuy nhiên, quân đội Mỹ vẫn bảo vệ các công trình đặc biệt này của mình.
Kể từ khi chiếc V-22 đầu tiên cất cánh vào năm 1989, loại máy bay đã gặp phải ít nhất 23 vụ tai nạn lớn, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Với việc máy bay Ospreys được triển khai tới Nhật Bản, một vài trong số những vụ tai nạn nói trên đã xảy ra ở gần hoặc gần đất nước “Mặt trời mọc”, dẫn đến sự ngờ vực và lo lắng của người dân địa phương cũng như các quan chức chính phủ.
Ông Yuriko Inoue khi nói với đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK trong phóng sự đăng vào tháng 10 năm 2019 đã nhắc đến những lo ngại an toàn về máy bay V-22B Ospreys mua của người Mỹ.
"Các nhà chức trách có làm gì để tránh tai nạn hoặc cải thiện sự an toàn hay không? Những người hàng xóm của tôi đều sợ hãi." - ông Yuriko Inoue nói.
Vào tháng 8 năm 2017, sau vụ tai nạn máy bay Osprey chết người ở ngoài khơi Australia, chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu Washington tạm dừng các chuyến bay Osprey của họ qua không phận Nhật Bản - một chỉ huy tại trạm kiểm soát của lực lượng Không quân Thủy quân lục chiến Okinawa ở Futenma lưu ý.
Thủy quân Lục chiến Mỹ sắp bỏ dùng
Hai chiếc V-22B Ospreys được đưa đến Iwakuni cuối tuần qua cũng đã vấp phải sự phản kháng. Các phương tiện truyền thông của Nhật Bản hôm thứ Bảy đã báo cáo rằng khoảng 20 cư dân địa phương đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài cổng chính căn cứ trong khi các máy bay đang được dỡ xuống.
Hiện tại, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thậm chí cũng không chắc chắn Ospreys sẽ được triển khai tại căn cứ nào.
Kế hoạch đưa các máy bay này đến sân bay Saga ở phía nam tỉnh Chiba đã bị các chủ sở hữu những trang trại thủy sản gây khó khăn khi họ từ chối bán cho chính phủ đất để xây dựng các cơ sở hỗ trợ cần thiết cho Ospreys, Asahi đưa tin vào tháng 5 năm 2019. Do đó, các máy bay sẽ tạm thời đóng tại căn cứ Kisarazu gần đó.
Việc bàn giao các máy bay V-22B đầu tiên cho Nhật diễn ra vào thời điểm Thủy quân Lục chiến Mỹ đang cân nhắc việc chấm dứt việc sử dụng phần lớn các phi đội Osprey của họ.
Như trang Sputnik đã báo cáo, toàn bộ chi nhánh của quân đội Nhật Bản đang trong quá trình tiến hành chương trình tái thiết kéo dài 10 năm để các lực lượng vũ trang của Tokyo tập trung hơn vào khả năng chiến tranh hải quân trong bối cảnh mới.
Phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Phát triển Chiến đấu của Thủy quân Lục chiến Mỹ, Thiếu tá Joshua Benson nói với USNI News vào cuối tháng 3 rằng, việc tái cấu trúc lực lượng đã dẫn đến việc cắt giảm đáng kể đối với các phi đội máy bay, bao gồm cả máy bay trực thăng bình thường, trực thăng cánh xoay V-22 và cả một số máy bay chiến đấu F-35.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận