Đại tá Phan Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cho rằng ngày đầu công tác cứu nạn hơi rối |
Đại diện Sở LĐ - TB - XH Lâm Đồng báo cáo, vụ sập hầm xảy ra lúc 7h20 ngày 16/12, tại đường hầm dẫn nước vào công trình thủy điện Đạ Dâng thuộc thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Vị trí đoạn hầm bị sập cách cửa nhận nước khoảng 500m, đoạn bị sập dài 35m, (tổng chiều dài đường hầm là 720m), đã thi công từ cửa vào thượng lưu được khoảng 600m và từ hạ lưu lên 30m phía cửa ra.
Đại tá Phan Văn Hùng - Phó Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cho hay, trong quá trình cứu nạn, có những lúc chúng ta bàn bạc đến căng thẳng. "Thống nhất trong chỉ huy là rất quan trọng. Có nhiều phương án và chúng ta phải tuân thủ sự chỉ đạo của chỉ huy, tôn trọng phương án của chỉ huy". Đây là điều Đại tá Hùng cho rằng cần rút kinh nghiệm để đối phó với các sự cố sau này.
Cũng theo Đại tá Hùng, "lúc ban đầu việc tổ chức sở chỉ huy chưa tốt. Thông tin từ trong hầm báo cáo ra, chỉ huy nhiều khi mang tính tự phát, chưa rõ. Từ đó cũng khó trong việc chỉ huy đưa ra các ý kiến chỉ đạo. Bên cạnh đó, việc phong tỏa hiện trường cũng chưa tốt, kể cả công an, lực lượng quân sự. Vì không phong tỏa tốt nên hơi rối trong công tác cứu nạn".
Ông Nguyễn Duy Hải - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cũng nhìn nhận, sự thành công của việc giải cứu sớm 12 công nhân là do có sự chỉ huy kịp thời của lãnh đạo từ tỉnh đến huyện. Tuy nhiên, ông Hải cũng thừa nhận, "thực tế ngày đầu hơi lúng túng vì nhiều lực lượng. Sự kiện xảy ra lần đầu nên lúng túng. Tỉnh cũng đã phân công người phát ngôn", ông Hải nói.
Ông Hải nói: Vấn đề “tại chỗ”, chúng ta đầy đủ các bộ phận nhưng phải đến ngày thứ 2 thì lúc đó việc phân công các lực lượng mới rõ. Chẳng hạn, lúc đó huyện Lạc Dương được phân công lo hậu cần. Các lực lượng khác lo cứu hộ.
"Thắng lợi thì rất lớn rồi nhưng cũng cần nói ra các vấn để rút kinh nghiệm", Đại Tá Phan Văn Hùng cho hay.
Nhóm PV
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận