Mất tiền, lỡ cơ hội cứu trợ
Một trường hợp tại Hà Đông phản ánh, chị có liên hệ với một tài khoản Facebook có tên Nguyễn Thị Hoài Thương. Theo giới thiệu trên Facebook, người này sống tại Bắc Quang, Hà Giang, làm việc tại xưởng may Chung Tâm 6. Chị đặt vấn đề mua 2.200 chiếc áo phao để cứu trợ. Chị được tài khoản Hoài Thương (Hoài Thương) báo giá 50.000 đồng/chiếc, tổng số tiền đơn hàng 110 triệu đồng.
Sau khi thống nhất được giá, Hoài Thương yêu cầu chị chuyển khoản cọc vào tài khoản Ngân hàng ACB, số tk 38886127. Sau khi chị chuyển 1 triệu đồng, tài khoản Hoài Thương này cũng đã biến mất.
Một tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Đình Đài, căn cước công dân 00120100... cũng đã biến mất khi ôm 5 triệu đồng tiền cọc mua áo phao trợ cấp.
Riêng về trường hợp của anh T, qua xác minh của Phóng viên Báo giao thông thì anh này đã hoàn tiền lại cho nhóm thiện nguyện, số tiền là 60.000.000 đồng. Lý do anh T đưa ra là không thể thực hiện được giao hàng theo thỏa thuận trước đó. Anh T khẳng định bản thân mình không c có ý định chiếm đoạt số tiền cọc của nhóm thiện nguyện. Đến này nhóm thiện nguyện đã nhận lại đủ số tiền cọc và không có tranh chấp thiếu kiện gì. Sự việc này như vậy là đã rõ, bước đầu hai bên chỉ là sự hiểu lầm và đến nay đã được giải quyết dứt điểm.
Cần ngăn chặn, xử lý nghiêm
Ngoài ra, mạng xã hội cũng xuất hiện chiêu trò lợi dụng tên các tổ chức kêu gọi tài trợ để trục lợi. Đơn cử, ngày 11/9, trên mạng xã hội xuất hiện trang fanpage giả mạo Ủy ban MTTQ huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) kêu gọi quyên góp, ủng hộ cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu để lừa đảo.
Ngày 7/9, trang Facebook của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ninh đăng cảnh báo về tình trạng fanpage lừa đảo, mạo danh để kêu gọi ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ngoài tạo fanpage giả để kêu gọi từ thiện qua mạng xã hội, những ngày qua, tin giả về việc người dân vùng bão lũ mất điện, không có mạng có thể nhập cú pháp gửi 191 để được dùng Internet miễn phí của Viettel cũng được lan truyền. Ngay sau đó, đại diện Viettel Telecom đã bác bỏ thông tin sai sự thật trên.
Trao đổi với PV Báo Giao thông về thực trạng trên, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, bày: Giữa lúc cả nước hướng về đồng bào vùng lũ lụt, một số đối tượng đã lợi dụng các hoạt động quyên góp, từ thiện này để trục lợi. Luật sư Bình cho rằng, cơ quan chức năng cần chủ động vào cuộc để ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng này.
Theo luật sư, pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà các đối tượng có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu hành vi trục lợi trên có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử lý theo Điều 174 hoặc Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo Điều 174 Bộ luật này quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (không áp dụng với pháp nhân thương mại) thì tùy vào số tiền chiếm đoạt mà người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm và cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 - 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo Điều 175 Bộ luật này quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (không áp dụng với pháp nhân thương mại), tùy vào số tiền chiếm đoạt được mà người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm và cao nhất là 20 năm tù giam. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 - 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận