Tuy nhiên, một số quốc gia gần đây đã dần bỏ hình thức này và dần thích ứng với xu hướng số hóa.
Ngày càng nhiều quốc gia bắt kịp xu hướng mới
Mỹ cũng đang hướng tới triển khai quy trình số hóa xuất, nhập cảnh đơn giản hơn với hồ sơ nhập cảnh I-94 điện tử và quy trình Global Entry.
Singapore gần đây thông báo đang trong quá trình triển khai "thủ tục nhập cảnh tự động, không cần hộ chiếu".
Israel, Argentina, Hồng Kông (Trung Quốc) và Ma Cao (Trung Quốc) là những nơi cũng đang tiến hành dừng đóng dấu xuất, nhập cảnh vào hộ chiếu.
Tại châu Âu, hệ thống xuất, nhập cảnh tự động mới (EES) dự kiến ra mắt vào tháng 11/2023, cũng sẽ cho phép đăng ký xuất, nhập cảnh cho những du khách không thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua hệ thống điện tử và loại bỏ quá trình đóng dấu thủ công.
Ban đầu, hệ thống này dự kiến ra mắt vào năm 2022, nhưng đã bị trì hoãn đến tháng 5/2023 và một lần nữa đến tháng 11 tới.
Lợi ích lớn của hộ chiếu điện tử
Theo tạp chí du lịch Cntraveler, dù từng là quy trình xuất, nhập cảnh tiêu chuẩn trên toàn cầu, việc đóng dấu đóng thủ công hiện đang cho thấy nhiều bất cập. Quá trình đóng dấu tốn thời gian và không phải là phương pháp đáng tin cậy nhất để thông quan.
Cntraveler dẫn chia sẻ của bà Sally French, chuyên gia du lịch tại NerdWallet cho biết: "Đóng dấu không phải là giải pháp tốt nhất vì nếu bị đóng mờ, khó có thể nhìn rõ sau một khoảng thời gian. Thêm nữa, dấu thường được đóng ngẫu nhiên trong sổ hộ chiếu, dẫn đến khó tìm. Các con dấu cũng có thể dễ dàng bị làm giả".
Còn chuyên gia an ninh biên giới từ Đại học Macquarie Dalbir Ahlawat (Australia) nhận định, quá trình chuyển đổi này sẽ giúp việc đi lại an toàn hơn, tránh tình trạng con dấu có thể bị làm giả như trước.
Bên cạnh đó, con dấu cũng không phải là nội dung duy nhất trên hộ chiếu bị giả mạo. Tiến sĩ Ahlawat nói: "Tôi đã thấy nhiều hộ chiếu bị sửa hình ảnh, cũng có nhiều cuốn hộ chiếu thật bị đánh cắp, làm giả theo hoặc tẩy xóa hình ảnh".
Một tuyên bố từ Bộ Di cư và Nội vụ của Ủy ban châu Âu đã cho biết: "EES sẽ thay thế hệ thống đóng dấu hộ chiếu thủ công hiện tại vì loại hộ chiếu này tốn nhiều thời gian, không cung cấp dữ liệu đáng tin cậy và không giúp phát hiện một cách có hệ thống những người ở lại quá hạn".
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Anitta Hipper cho biết, EU đang trong quá trình hiện đại hóa hệ thống xuất, nhập cảnh để cải thiện an ninh biên giới. Bà Hipper nói: "Chúng tôi sẽ nói lời tạm biệt với hộ chiếu thủ công và chuẩn bị thực hiện việc kiểm tra điện tử để đẩy nhanh tốc độ xếp hàng và cải thiện an ninh".
Bên cạnh đó, việc triển khai chương trình kiểm soát hộ chiếu điện tử tại một số nơi cho thấy loại hình này tương đối hiệu quả, giúp quá trình xuất, nhập cảnh quốc tế nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Tại Sân bay Quốc tế Cancún ở Mexico - từng đón 30 triệu hành khách vào năm ngoái – con số kỷ lục, việc kiểm soát hộ chiếu giờ đây tốn ít thời gian hơn cả thời gian gọi một món đồ uống lạnh tại quán bar Margaritaville ở nhà ga số ba.
Sân bay này đã thí điểm các cổng kiểm soát điện tử nhằm đẩy nhanh quá trình đón khách quốc tế. Chương trình thí điểm được đánh giá là thành công.
Hành khách đủ điều kiện sử dụng hệ thống sẽ có thể bỏ qua một số khâu hải quan.
Ông Perry Flint, phát ngôn viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho biết: "Cổng kiểm soát điện tử mang tới nhiều điều tích cực. Và chúng tôi muốn thấy chương trình này được ứng dụng rộng hơn, hướng tới du lịch không tiếp xúc".
Còn một quá trình dài
Tiến sĩ Ahlawat cũng cho biết, có thể hộ chiếu vật lý sẽ bị loại bỏ hoàn toàn trên toàn thế giới trong tương lai.
"Có lẽ, trong 10 năm tới, hộ chiếu vật lý có thể dần bị thay thế bằng hộ chiếu điện tử. Dù không hoàn toàn thì ít nhất cũng sẽ được đưa vào diện thí điểm" - ông Ahlawat nói và nhấn mạnh, những tiến bộ trong việc ứng dụng sinh trắc học để xác nhận danh tính của một người có thể loại bỏ hoàn toàn nhu cầu về hộ chiếu.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi cả thế giới rời bỏ hệ thống kiểm soát hộ chiếu thủ công.
Tiến sĩ Ahlawat chỉ ra, trong thời gian tới vẫn còn nhiều khu vực như châu Phi, các nước châu Á và châu Mỹ Latinh, sẽ phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin dữ liệu.
Chưa kể, không rõ tất cả các nước có muốn tham gia hay không cũng là một vấn đề. Trên thực tế, một số nước đang gặp thách thức an ninh quốc gia hoặc những khó khăn kinh tế.
Bên cạnh đó, ông Stephen J. Wright, chuyên gia hàng không và giáo sư về hệ thống máy bay tại Đại học Tampere ở Phần Lan, chỉ ra một nhược điểm của hệ thống kiểm soát xuất, nhập cảnh điện tử là "nguy cơ công nghệ gặp trục trặc".
Theo ông Wright, chi phí để triển khai các hệ thống này cũng có thể là bất lợi lớn vì nếu so sánh tổng vốn đầu tư vào phát triển và ứng dụng công nghệ sẽ tốn rất nhiều tiền khi so với chi phí nhân lực hải quan hiện nay.
Bên cạnh đó, theo ông Wright, tuy các hệ thống số hóa có thể giảm thiểu nguy cơ các tài liệu xuất, nhập cảnh vật lý bị làm giả nhưng ngay cả chúng cũng có thể bị tấn công và làm giả.
Như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều loại hộ chiếu vaccine Covid-19 giả đã được lưu hành. Do vậy, theo ông Wright, mọi hệ thống kiểm soát biên giới số hóa đều cần có chương trình phòng ngừa. Theo đó, các hành khách bị nghi vấn vẫn cần phải trình diện lực lượng an ninh biên giới để kiểm tra bổ sung.
Dù xu hướng số hóa quy trình xuất, nhập cảnh mới chỉ diễn ra ở một số nơi, nhiều du khách đã bắt đầu cảm thấy hoài niệm, tiếc nuối những cuốn hộ chiếu giấy cùng những con dấu được in trên đó.
Ông Michael Turtle, blogger du lịch tại Sydney đã di chuyển nước ngoài ít nhất 155 lần trong hơn 10 năm cho biết: "Thật là thú vị khi xem lại hộ chiếu giấy. Những cuốn hộ chiếu cũ gợi nhớ rất nhiều kỷ niệm, những chuyến đi mà bạn gần như đã lãng quên".
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận