121 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam thử ngẫu nhiên nồng độ cồn trong hơi thở. |
Ngoài việc áp dụngnghiêm quy định kiểm soát nồng độ rượu khi lái xe cũng như chế tài xử phạt “mạnh tay”, chính phủ các nước Anh, Canada đang tính biện pháp dán nhãn cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe, mất kiểm soát ý thức người sử dụng trên các chai lọ đựng bia, rượu.
Nguyên nhân chủ yếu gây TNGT chết người
Người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt mức quy định là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây TNGT không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2015, TNGT cướp đi sinh mạng của 1,25 triệu người; Trong đó không ít trường hợp liên quan đến bia rượu.
Theo các kết quả nghiên cứu, bia, rượu là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10 - 30%, giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ và thị lực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác, quá trình xử lý và truyền tải hình ảnh tới não, gây ước tính sai về khoảng cách, dẫn đến gia tăng mức độ rủi ro và TNGT.
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây TNGT kể cả ở những nước châu Âu đã phát triển như: Anh, Canada... Tại Anh, theo thống kê của Tổ chức Drinkdrivingfacts năm 2016, trung bình có 3.000 người thiệt mạng hoặc bị thương nặng vì va chạm do uống rượu bia và điều khiển phương tiện. Số người thiệt mạng vì TNGT do rượu bia chiếm 1/6 trong tổng số người chết vì TNGT tại nước này.
Tại Canada, uống rượu lái xe luôn là nguyên nhất số 1 dẫn tới mất an toàn đường bộ đối với hơn 80% người Canada trong gần 10 năm qua. Mỗi ngày, trung bình, có 4 người Canada thiệt mạng và 175 người bị thương liên quan tới vấn nạn lái xe khi có nồng độ rượu bia trong người. Mỗi năm có 1.250 - 1.500 người thiệt mạng và hơn 63.000 người bị thương tại Canada cũng liên quan tới vấn đề này.
Dán nhãn cảnh báo lên chai rượu
Để hạn chế TNGT do rượu, bia, ngoài việc áp dụng nghiêm quy định kiểm soát nồng độ rượu, bia khi lái xe cũng như chế tài xử phạt “mạnh tay”, Chính phủ các nước Anh, Canada đang tính biện pháp dán nhãn cảnh báo gây hại sức khỏe, mất kiểm soát ý thức trên các chai lọ đựng bia rượu để người tiêu dùng cảnh giác giống như trên các bao bì thuốc lá.
Tuy nhiên, biện pháp này hiện vẫn chỉ đang được bàn thảo. Tại Anh, một nhóm nghị sĩ về Lạm dụng Alcohol đề xuất trước Quốc hội về việc bắt buộc dán nhãn cảnh báo sức khỏe lên các chai bia rượu nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của việc uống rượu.
Báo cáo về tình hình an toàn đường bộ toàn cầu của WHO nhấn mạnh, nếu áp dụng nghiêm túc luật hạn chế người sử dụng bia rượu điều khiển phương tiện có thể góp phần kéo giảm 20% số người thiệt mạng vì TNGT đường bộ. Hiện nay, có 34 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới áp dụng tốt nhất luật pháp trong việc hạn chế vấn nạn này; 121 quốc gia, lãnh thổ bao gồm Việt Nam thực hiện kiểm tra đột xuất nồng độ cồn trong hơi thở. |
“Để thông báo tới chính người tiêu dùng về rủi ro, mọi vỏ chai rượu bia đều phải dán cảnh báo nguy hiểm cũng như mô tả rõ thành phần, lượng calo của sản phẩm”, Nghị sĩ đảng Bảo thủ Tracey Crouch, Chủ tịch nhóm này cho biết. Còn Nghị sĩ Đảng Lao động của Anh Clive Brooke nhận định, rượu, bia là kẻ giết người thứ hai sau thuốc lá tại Anh.Chính phủ Canada cũng đang nghiên cứu để áp dụng biện pháp tương tự. Erin Hobin - nhà khoa học đến từ Cơ quan Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tỉnh Ontario cho biết: Rất nhiều tỉnh, thành tại Canada bắt tay vào khảo sát tác dụng của việc dán nhãn cảnh báo trên chai bia rượu tới ý thức của người mua, người uống...”.
Gần đây, Cơ quan Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tỉnh Ontario đã thực hiện thử nghiệm đưa các nhãn cảnh báo tác hại, rượu, bia đối với 2.000 người. Kết quả tuy chưa được công bố nhưng “phản ứng của phần lớn họ đều kinh ngạc và ghê rợn” với tác hại của rượu bia.
Tuy một đại diện ngành bia rượu Canada có thái độ hoài nghi: Không có bằng chứng cho thấy biện pháp dán nhãn cảnh báo thực sự làm thay đổi hành vi của người sử dụng. Nhưng, theo ông Jan Westcott, một nhà khoa học nghiên cứu về tác hại của rượu, bia cho biết: Hiện nay, hầu hết các tập đoàn rượu bia trên toàn cầu đều đã tình nguyện đưa thông tin cảnh báo việc sử dụng rượu bia trước khi lái xe.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận