Để đảm bảo tính công bằng trong thi cử và tránh tình trạng học sinh gian lận, các nước trên thế giới đã nghĩ ra những cách chống gian lận rất “bá đạo”.
1. Trung Quốc: Học sinh ngồi cách xa nhau
Trong mỗi kỳ thi lớn, để đảm bảo tính công bằng tuyệt đối và kết quả chính xác năng lực của học sinh, người ta đã sử dụng phương pháp ngăn cách các thí sinh, mỗi người sẽ cách nhau từ 1 - 2 mét. Bằng cách này, cho dù thị lực của học sinh có tốt đến đâu đi chăng nữa cũng khó có thể nhìn bài nhau được.
2. Ấn Độ: Bán khỏa thân
Kỳ thi ở Ấn Độ rất nghiêm túc, học sinh không chỉ ngồi trên bãi cỏ để làm bài thi mà còn phải bán khỏa thân. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, phản ứng đầu tiên của mọi người là vì mùa hè quá nóng nên họ mới bán khỏa thân. Nhưng tình hình thực tế không phải vậy, nam sinh phải bán khỏa thân, chỉ mặc một cái quần ngắn để tránh gian lận. Cách làm này tuy rất kỳ lạ nhưng mang lại hiệu quả cao.
3. Thái Lan: Đeo hộp các tông
Khi nhìn thấy cách chống gian lận này, nhiều người phải phì cười, không ai có thể tưởng tượng được hộp bìa các tông lại có thể chống gian lận hiệu quả đến vậy.
Không chỉ riêng Thái Lan, một số quốc gia khác cũng áp dụng cách làm tương tự này trong các kỳ kiểm tra quan trọng.
Tác hại của việc gian lận của học sinh là gì?
- Ảnh hưởng việc giáo viên xác định chính xác năng lực của từng học sinh
Khi chấm bài, giáo viên không chỉ cho điểm mà còn phân tích kết quả học tập của học sinh thông qua các câu trả lời. Nếu học sinh làm bài đúng hết nhờ gian lận, giáo viên sẽ không xác định được năng lực thực sự của từng học sinh.
- Ảnh hưởng đến tính cách của học sinh
Không cần cố gắng học, chỉ cần gian lận là đã đạt được kết quả cao, điều này sẽ khiến học sinh có tư tưởng sai trái, dù sau này có làm việc gì cũng nghĩ đến việc lừa dối người khác.
Trên thực tế, tất cả các giáo viên đều biết về hành vi gian lận của học sinh. Từ góc độ của học sinh, chỉ cần giáo viên không phát hiện ra, điều đó chứng tỏ họ có một cách gian lận quá giỏi. Nếu giáo viên không công khai việc học sinh gian lận, chúng sẽ ngày càng quá đáng, tự tin cho rằng mình có thể làm tất cả mọi thứ.
- Đối mặt với những cú sốc tâm lý
Kết quả gian lận không phải là kết quả thật, học sinh nếu gian lận lần đầu tiên có thể lương tâm cắn rứt vì điều này. Nhưng sau một thời gian dài, học sinh sẽ nghĩ rằng mọi thứ là chuyện nhỏ, rất bình thường.
Trong những kỳ thi quy mô nhỏ, có thể giáo viên không quá khắt khe, nhưng đến kỳ thi lớn, chẳng hạn như kiểm tra đầu vào, thi cuối cấp, việc quản lý rất nghiêm ngặt, không để xảy ra gian lận, và kết quả lúc đó mới là xác thực nhất.
Khi sự thật trước mắt như vậy, nhiều học sinh không thể chấp nhận được, đặc biệt là các em chưa trưởng thành, rất dễ rơi vào trạng thái khó chịu và tâm lý tụt dốc.
Việc gian lận ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách và tương lai của mỗi học sinh. Điểm số không phải là điều gì đó quá đáng sợ trong trường học, nhưng việc lừa dối bản thân và thầy cô mới thực sự là điều không thể chấp nhận được.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận