Lịch sử những cây cầu biểu tượng của TP.HCM

29/08/2023, 06:30

Không chỉ sở hữu các tòa nhà cao tầng, TP.HCM còn có những cây cầu đã trở thành biểu tượng kiến trúc đô thị như cầu Ba Son, cầu Bình Lợi, cầu Phú Mỹ...

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 8.

TP.HCM có khoảng 200 cây cầu lớn nhỏ, trong đó có những cây cầu trên sông Sài Gòn gắn liền với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển của thành phố. Những cây cầu xây mới cũng trở thành những biểu tượng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 9.

Cầu Ba Son (tên cũ là cầu Thủ Thiêm 2) khánh thành ngày 30/4/2022, có tổng mức đầu tư 3.100 tỷ đồng, dài gần 1,5km, với 6 làn xe bắc qua sông Sài Gòn. Đây là một trong những công trình trọng điểm của TP.HCM. Cây cầu này được xem như một biểu tượng mới của thành phố với thiết kế là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 10.

Được đưa vào hoạt động hơn một năm, nhưng sức hút của cầu Ba Son đối với người dân, nhất là giới trẻ vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Nhiều người đến đây để chụp ảnh, phóng tầm nhìn về trung tâm thành phố, ngắm các tòa nhà cao tầng như Bitexco, Vietcombank Tower, Saigon Times Square...

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 11.

Hệ thống chiếu sáng mỹ thuật đang được nghiên cứu đầu tư trong thời gian tới để làm công trình trở thành biểu tượng kiến trúc, tạo thêm vẻ đẹp mỹ quan đô thị và cảnh quan trung tâm TP.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 4.

Tiếp theo là cầu Bình Lợi thuộc hệ thống cầu đường bộ nối TP Thủ Đức và quận Bình Thạnh, các quận phía bắc và sân bay Tân Sơn Nhất. Công trình này giúp kết nối giao thông cửa ngõ đông bắc thành phố.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 5.

Cầu Bình Lợi được thông xe năm 2013, gồm 2 nhánh, có chiều dài 1.100m, 6 làn xe với điểm nhấn là vòm Nielsen cao 35m, dài 150m, được làm từ 3.000 tấn thép tấm.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 6.

Sau khi đưa vào sử dụng, cầu Bình Lợi cùng với cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, cầu Bình Triệu đảm nhận nhiệm vụ nối liền giao thông qua sông Sài Gòn. Riêng cầu Bình Lợi tiếp nhận khoảng 40% lưu lượng giao thông khu vực trung tâm TP.HCM qua sông Sài Gòn, góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 7.

TP.HCM dự kiến sẽ có 5 cây cầu kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm TP.HCM. Hiện tại, cầu Thủ Thiêm và cầu Ba Son đã đi vào hoạt động. Cầu Thủ Thiêm 3 vừa được chấp thuận và đang lên kế hoạch xây dựng trong tương lai. Trong khi đó, cầu Thủ Thiêm 4 đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục, dự kiến khởi công vào năm 2025.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 12.

Cách cầu Ba Son 2km, cầu Thủ Thiêm nối đường Ngô Tất Tố, Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) qua khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Cầu dài 1,2km, tổng mức đầu tư khoảng 1.450 tỷ đồng, được khánh thành năm 2008.

img
img

Nút giao thông 3 tầng tại vòng xoay Nguyễn Hữu Cảnh - Ngô Tất Tố, đoạn dẫn lên cầu Thủ Thiêm.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 14.

Cầu Sài Gòn được xây dựng trước năm 1975, là một trong những cây cầu đầu tiên bắc qua sông Sài Gòn. Năm 2013, cầu Sài Gòn 2 được xây dựng song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, dài gần 1km, có tổng kinh phí xây dựng gần 1.500 tỷ đồng. Cạnh đó, cầu trên cao tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chạy song song cũng chuẩn bị được đưa vào sử dụng.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 15.

Cầu được xây dựng nhằm giảm áp lực cho cầu Sài Gòn cũ, nâng cao năng lực giao thông ở cửa ngõ phía đông thành phố, kết nối Xa lộ Hà Nội được mở rộng toàn tuyến. Hằng ngày, lượng lớn xe cộ từ Đồng Nai, Bình Dương, TP Thủ Đức ra vào trung tâm thành phố.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 1.

Cầu Phú Mỹ được khánh thành năm 2009, là cầu dây văng lớn nhất TP.HCM bắc qua sông Sài Gòn, nằm trên trục đường vành đai 2, nối TP Thủ Đức và quận 7. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, theo hình thức BOT.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 2.

Công trình trọng điểm này dài hơn 2km, có độ tĩnh không 45m để tàu thuyền có thể lưu thông. Đây cũng là cây cầu được nhiều người chiêm ngưỡng khi đến TP.HCM, nằm ở hướng hạ nguồn sông Sài Gòn.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 3.

Từ khi khánh thành, Cầu Phú Mỹ đã kết nối các khu đô thị phía nam với khu đô thị mới Thủ Thiêm, cảng Cát Lái, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 16.

Cầu Nguyễn Văn Cừ bắc qua ngã 3 Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, Kênh Đôi, Kênh Tẻ nối liền quận 5, quận 8, quận 1, quận 4, thuộc địa phận TP.HCM. Cầu có 3 nhánh kết nối nằm trên trục đường Nguyễn Văn Cừ (quận 1), Dương Bá Trạc (quận 8) và Bến Vân Đồn (quận 4).

Những cây cầu biểu tượng, tạo điểm nhấn cho TP.HCM - Ảnh 17.

Còn cầu chữ Y nằm về phía đông TP.HCM, nối liền quận 5 với quận 8. Cầu có hình chữ Y, từ đường Nguyễn Biểu bắc qua hai con kênh là kênh Tàu Hủ và kênh Đôi sang khu vực chợ Rạch Ông và khu vực cù lao Chánh Hưng của quận 8. Cầu được khởi công ngày 13/12/1938, đến 20/8/1941 hoàn thành, do Công ty công xưởng và công trình công chính (Pháp) đảm nhiệm.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.