Tiêu Thục Thận ngôi sao điện ảnh nổi tiếng sinh năm 1976 của Đài Loan là một trong những diễn viên nữ gợi cảm bậc nhất với những vai diễn trong Bích huyết kiếm, Dũng khí, Âm mưu tình yêu. Nhưng thật không may, vào năm 2019 cô phát hiện mình mắc ung thư tá tràng và buộc phải cắt bỏ một phần dạ dày, tá tràng, đầu tụy và ống mật.
Không đầu hàng với căn bệnh, nữ diễn viên tập trung vào quá trình điều trị. Đến đầu năm 2020, khối u của cô đã nhỏ đi và sức khỏe được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm nay, cô đi kiểm tra định kì và phát hiện ung thư đã di căn vào gan. Tiêu Thục Thận hiện đang phải sử dụng liệu pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các thuốc làm hạn chế sự tăng trưởng của bệnh.
Về ung thư tá tràng, đây là một khối các tế bào (khối u) phát triển nhanh, không đều trong phần đầu tiên của ruột non. Khối u này có thể ngăn ruột tiêu hóa thức ăn đúng cách và chặn thức ăn đi qua ruột.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không có triệu chứng của ung thư tá tràng. Nếu khối u trong ruột phát triển, có thể có một vài triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, táo bón hoặc đau quặn bụng.
Các loại ung thư tá tràng
Tá tràng chứa nhiều loại tế bào khác nhau, vì vậy có nhiều loại ung thư có thể phát triển. Bốn loại chính của ung thư tá tràng là:
- Ung thư biểu mô tuyến ảnh hưởng đến các tế bào sản xuất hóa chất, enzym và các chất lỏng khác để phân hủy thức ăn.
- Các khối u carcinoid là những khối u phát triển chậm, thường bắt đầu trong đường tiêu hóa (GI) và lan rộng khắp cơ thể.
- Lymphoma bắt đầu trong các tế bào của hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng.
- Sarcoma bắt đầu trong xương hoặc mô mềm, chẳng hạn như cơ hoặc mạch máu. Loại sarcoma GI phổ biến nhất là một khối u mô đệm đường tiêu hóa.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tá tràng
Các bác sĩ không biết chính xác lý do gây nên ung thư tá tràng. Nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tuổi tác: Hầu hết các bệnh ung thư tá tràng ở những người từ 60 đến 80 tuổi.
- Dân tộc: Người da đen có nhiều khả năng bị ung thư tá tràng.
- Tình trạng sức khỏe: Một số bệnh về đường ruột, chẳng hạn như bệnh celiac hoặc bệnh Crohn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Thói quen sức khỏe: Hút thuốc, uống rượu và ăn một chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư tá tràng.
- Các bệnh di truyền: Một số rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ ung thư tá tràng, bao gồm bệnh đa u tuyến gia đình (FAP), hội chứng Lynch và bệnh xơ nang.
- Giới tính: Ung thư tá tràng phổ biến hơn ở nam giới
Các triệu chứng của ung thư tá tràng
Một số triệu chứng của ung thư tá tràng có thể là:
- Đau bụng
- Trào ngược axit dạ dày
- Có máu trong phân
- Táo bón
- Buồn nôn
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
Các phương pháp điều trị ung thư tá tràng
- Phẫu thuật: Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ khối u và vẫn giữ nguyên vẹn các mô khỏe mạnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, thủ thuật Whipple sẽ được thực hiện. Khi đó bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ tá tràng, túi mật và một phần nhỏ của tuyến tụy của người bệnh.
- Hóa trị: Người bệnh dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào phát triển nhanh trong cơ thể, chẳng hạn như tế bào ung thư. Người bị ung thư có thể hóa trị trong nhiều đợt điều trị với thời gian nghỉ ngơi giữa các đợt.
- Xạ trị:Phương pháo này giúp thu nhỏ hoặc tiêu diệt các tế bào khối u.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận