Việc la mắng con không giải quyết các vấn đề thực tế mà con bạn đang gặp phải ở trường. Ví dụ, một phụ huynh có thể hạn chế các hoạt động xã hội của con để giúp chúng học tốt hơn ở trường, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng điều này chỉ có ích nếu các hoạt động xã hội làm trẻ em mất tập trung ngay từ đầu. Khi con bạn gặp vấn đề ở trường, bạn phải tìm ra gốc rễ của vấn đề để thay đổi mọi thứ.
Bạn có nguy cơ làm nản lòng con và khiến chúng miễn cưỡng tìm sự giúp đỡ của cha mẹ khi gặp khó khăn ở trường. Con có thể không gọi bạn để được giúp đỡ vì chúng nghĩ rằng mình sẽ chỉ bị trừng phạt, la mắng vì không làm tốt ngay từ đầu. Thời gian trôi qua, điều này thậm chí có thể chuyển sang trạng thái chúng đối phó với bài tập ở trường. Trẻ em có thể trở nên thất vọng đến mức chúng không muốn thử cố gắng nữa. Do đó, mắng mỏ con thậm tệ vì điểm số kém thực sự có thể có tác động tiêu cực đến tương lai của trẻ.
Bên cạnh đó, việc quát mắng con sẽ khiến chúng xấu hổ và phản ứng tiêu cực với tình huống. Trẻ em sẽ nghĩ rằng chúng là nạn nhân trong tình huống và không chịu trách nhiệm về điểm số của chính mình.
Việc la mắng con vì điểm số còn khiến con cảm thấy tự tin vào bản thân và chúng sẽ luôn nghĩ mình là người yếu kém, vô dụng với cha mẹ, khiến chúng không muốn cố gắng thêm nữa. Lâu dần việc này sẽ tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đồng thời khiến trẻ cảm thấy mặc cảm.
Thay vì la mắng thì bạn nên làm những việc sau khi con bị điểm kém:
- Hãy cho con bạn một không gian yên tĩnh để làm bài tập. Điều này có thể giúp con bạn tránh phiền nhiễu và tập thói quen giống như đang học ở trường. Việc này cũng cho thấy rằng bạn đang ở đó để giúp đỡ. Hãy tạo một không gian học tập khiến trẻ thích thú.
- Thói quen không phải lúc nào cũng là điều xấu. Hình thành thói quen sau giờ học sẽ khiến trẻ chú ý đến bài tập về nhà và đảm bảo mọi bài tập được hoàn thành đúng hạn. Đây chính là cách dạy con tận dụng thời gian để chuẩn bị mọi thứ một cách chu đáo nhất.
- Tham gia dạy với các giáo viên của con. Điều này cũng có thể khuyến khích con bạn nghĩ về giáo viên của chúng như những người có thể hỗ trợ khi chúng gặp khó khăn.
- Theo dõi sự tiến bộ của con. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra những thứ có thể giúp con và những gì con đã làm được. Nó cũng giúp bạn biết khi nào con lặp lại những thói quen xấu cũ hoặc khi chúng gặp phải một vấn đề mới.
- Hãy nhớ rằng phần thưởng luôn tốt hơn những lời mắng nhiếc. Hãy củng cố con tích cực để chúng học tốt ở trường, thậm chí một việc đơn giản như đưa con bạn đến công viên có thể là phần thưởng thúc đẩy chúng học tốt hơn là bị phạt. Khi những đứa trẻ quan tâm nhiều hơn đến hình phạt, chúng quan tâm nhiều hơn đến việc cố gắng tránh gặp rắc rối hơn là thực sự tập trung vào việc nên làm của mình.
- Hãy thử càng nhiều cách học càng tốt. Một số trẻ học tốt hơn bằng mắt, một số trẻ thích nghe hơn, hoặc nhiều trẻ thích học bằng cách thực hành... Mỗi cá thể sẽ có một phương pháp học phù hợp nên hãy cùng con tìm ra phương pháp thực sự phù hợp với chúng.
- Phát triển thói quen đọc. Việc này giúp con tăng vốn kiến thiến tích lũy cho bản thân và chắc chắn là rất hữu ích rồi.
- Hãy nhớ rằng trẻ em cần nghỉ ngơi. Điều này rất cần thiết bởi học quá nhiều có thể gây hại cho cả sức khỏe và tinh thần. Hãy dạy con tập thể dục trong trong khi giải lao.
- Giao tiếp với con. Hãy cho chúng biết rằng bạn luôn ở đó để giúp đỡ, ngay cả khi có vấn đề phát sinh ở trường. Điều này cũng có thể giúp bạn hiểu các vấn đề con đang gặp phải.
- Có kỳ vọng vào con. Mặc dù bạn không bao giờ nên kỳ vọng quá nhiều nhưng đừng nên chấp nhận việc con bị điểm kém là bình thường. Hãy dạy cho trẻ ý chí tiến thủ, biết cố gắng vươn lên chứ không phải là chấp nhận bản thân luôn kém cỏi.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận