Trong bộ phim truyền Nhật mang tên “Mother”, kể về một phụ nữ tên Hitomi Doki trở thành mẹ đơn thân như thế nào.
Sau khi chồng qua đời vì một tai nạn giao thông, cô đã không tái hôn và tự mình nuôi dạy con. Cô chưa bao giờ phàn nàn về cuộc sống, luôn được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ.
Những lời khen ngợi của hàng xóm càng khiến cô quyết tâm rằng, sự hy sinh và cống hiến của mình cho con cái là điều rất đúng đắn.
Thậm chí, để tập trung chăm sóc đứa con gái chu đáo nhất, cô đã từ chối hầu hết các hoạt động xã hội, thậm chí cả những buổi họp lớp.
Có thể nói rằng, con gái chính là cả thế giới của một người mẹ như cô.
Vì vậy, dù cuộc sống có khó khăn bao nhiêu, cô cũng đều mạnh mẽ, cố gắng vượt qua để nuôi dạy con gái thật tốt. Cô sống theo kiểu người mẹ hoàn hảo nhưng thực tế theo thời gian nỗi lo lắng trong lòng cô dần lộ rõ.
Mỗi khi con gái không nghe lời, cô liền dọa “mẹ sẽ bỏ đi”. Thực chất đây là một kiểu yêu thương độc hại, khi con gái không đáp ứng lại những kỳ vọng như mong đợi, cô cảm thấy bất mãn và bực bội.
Cuối cùng, sự hy sinh của cô không nhận được sự phản hồi thỏa đáng, khiến cô dần trở thành một người mẹ bạo lực.
Nhà giáo dục Marco Lianke từng nói: “Nếu một đứa trẻ nhận được quá nhiều thứ, bố mẹ hy sinh quá nhiều vì con, thậm chí buông bỏ cả hạnh phúc của bản thân, đó thực sự là một món quà khủng khiếp nhất mà bố mẹ dành cho con mình”.
Có một thực tế đau lòng rằng, bố mẹ hy sinh nhiều cho con cái nhưng chưa chắc chúng đã cảm động và biết ơn.
Trên MXH Zhihu từng có một chủ đề nóng liên quan tới câu hỏi: “Con cái có biết ơn khi cha mẹ hy sinh vì mình không?”
Hầu hết câu trả lời đều là “không”.
Mọi người đều cho rằng, đây là lối suy nghĩ không bình thường. Bố mẹ luôn mặc định bản thân phải hy sinh vì con cái, mình là người cho còn con là người nhận.
Việc bất bình đẳng trong gia đình như vậy sẽ khiến cho cả bố mẹ và con cái đều cảm thấy khó chịu. Kết quả là, bố mẹ hy sinh thì cảm thấy mình thật vĩ đại, còn con cái miễn cưỡng chấp nhận lại sống trong sự mặc cảm chán chường.
Con cái sẽ không dám theo đuổi sự tự do, hạnh phúc bản thân muốn. Vì mỗi khi làm vậy, họ thấy cảnh bố mẹ mình làm việc vất vả lại không nỡ. Với họ, hạnh phúc của bản thân chính là một loại tội lỗi.
Nếu sự hy sinh của bố mẹ không nhận được phản hồi như mong đợi, tình yêu thương của họ dành cho con cái dành trở thành một kiểu ép buộc. Tình yêu là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái, đó không phải lòng tốt.
Bố mẹ đừng quá hy sinh vì con cái, họ cần sống cho bản thân hơn
Trong chương trình “Your Talk”, một nữ sinh tên Tiểu Huyền đã chia sẻ lại câu chuyện của gia đình mình. Tiểu Huyền cho biết, mẹ mình đã tập yoga được 8 năm, có bằng giáo viên yoga cao cấp nhưng vì muốn tập trung nuôi dạy con gái nên đã từ bỏ sở thích này khi cô học lớp 3.
Bây giờ, khi đã trở thành một nữ sinh cấp 3, có thể tự chăm sóc được cho bản thân, mẹ cô mới có thời gian làm những gì bản thân muốn.
Tiểu Huyền hiểu được sự vất vả và hy sinh của người mẹ và không muốn mẹ phải tiếp tục hy sinh vì mình nữa. Cô bé nói rằng, khi một người mẹ tập trung vào việc chăm sóc con cái, họ sẽ quên mất bản thân từng là ai, dễ trở thành một bảo mẫu độc quyền của con cái.
Mặc dù sự chăm sóc của người mẹ khiến Tiểu Huyền rất hạnh phúc nhưng cô bé không muốn trong những năm tháng còn lại của cuộc đời mẹ mình, bà luôn sống trong hoàn cảnh như vậy. Cô bé hy vọng mẹ mình có thể tìm lại sở thích trước kia, có một cuộc sống riêng cho bản thân.
Trước những lời chia sẻ của Tiểu Huyền, có không ít người mẹ đã nhìn lại bản thân mình, liệu rằng sự hy sinh quá mức cho con cái có thực sự cần thiết? Có rất nhiều người khi lớn lên luôn hy vọng bố mẹ mình có ý thức cao về giá trị của bản thân, được sống và làm những điều mình thích.
Cách để bố mẹ yêu thương con cái nhất không phải là tình yêu từ một phía và sự hy sinh mù quáng. Bố mẹ nên trở thành một tấm gương, một người hướng dẫn, có như vậy con cái mới thêm phần ngưỡng mộ. Trước khi yêu thương con cái, bố mẹ cần học cách yêu bản thân mình thật tốt.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận