Trại nuôi ruồi của ông Phạm Văn Bé (ấp Đức Ngãi 1, xã Đức Lập Thượng, Đức Hòa, Long An). Ảnh: báo VnExpress |
Nuôi ruồi lấy trứng thu hơn trăm triệu đồng mỗi tháng
Nguồn tin trên báo VnExpress cho biết, hơn 5 năm nay, ông Phạm Văn Bé (ấp Đức Ngãi 1, xã Đức Lập Thượng, Đức Hòa, Long An) triển khai mô hình nuôi ruồi lính đen. Trước đó, ông Bé từng làm thầy giáo hơn 20 năm, sau đó chuyển sang nuôi bồ câu, rắn mối.
Người đàn ông 50 tuổi chia sẻ: "Từ việc chăn nuôi bồ câu trước đó, tôi thấy gia cầm khi ăn ấu trùng lớn nhanh. Tôi mày mò tìm ra loài ruồi lính đen, thấy không hại cho môi trường lại sinh trưởng tốt nên nuôi thử nghiệm. Thời gian đầu nhiều khó khăn vì loài này khá khó tìm trong tự nhiên".
Trang trại có quy mô hơn 500 m2 với 32 chuồng nuôi, được ông Bé đầu tư hơn 100 triệu đồng thi công. Chuồng nuôi được thiết kế bằng vải mùng, có diện tích từ 10 đến 30 m2 và luôn khép kín để chúng khỏi bay ra ngoài. Mỗi chuồng ông thả khoảng 100.000 con ruồi. Trong chuồng được đặt những thanh gỗ mỏng buộc với nhau bằng dây thun cho chúng đẻ trứng. Mỗi con ruồi lính đen đẻ 500-700 trứng, chỉ cần dùng dao gạt nhẹ cho trứng rơi xuống khay. Cách vài ngày thì trại thu được khoảng hai cân trứng và bán với giá 20 triệu đồng mỗi kg.
Ông Bé cho biết, sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng trại thu được hơn 100 triệu đồng từ bán trứng ruồi.
Lão nông thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ việc nuôi kỳ đà và ba ba
Báo Dân trí đưa tin, nhiều năm qua, ông Phạm Ngọc Bào ở xã Vũ Lăng, Tiền Hải (Thái Bình) bỗng nhiên trở nên nổi tiếng với nghề nuôi... kỳ đà và ba ba gai.
Hồi mới nuôi, ông Bào mày mò tìm hiểu kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng dịch bệnh, những con kỳ đà con sau một khoảng thời gian nuôi, đã bắt đầu thích nghi với môi trường, lớn nhanh, trọng lượng mỗi con tăng lên hơn 0,4 kg.
Bắt đầu từ năm 2010, ông Bào đã xuất bán thành công lứa kỳ đà đầu tiên của mình, thu về hàng chục triệu đồng. Từ đó đến nay, ông Bào đã bán hàng trăm con kỳ đà giống và thịt ở trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh, thu về trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Theo ông Bào, nuôi kỳ đà ít lo lắng chuyện dịch bệnh. Kỹ thuật nuôi không khó, thức ăn chính là các loại thịt động vật nhỏ, các phụ phế phẩm ở lò mổ đem về nấu chín; thậm chí mùa đông chỉ cần cho ăn vài con cóc nhái là kỳ đà có thể sống cả tháng.
Chuồng trại nuôi kỳ đà của ông Bào cũng rất giản đơn, chỉ cần ngăn làm nhiều ô để nhốt các cá thể kỳ đà có trọng lượng khác nhau, một ngăn đổ cát thành từng đống dành cho kỳ đà ngủ, đào hang đẻ trứng, còn ngăn kia là “sân chơi” để phơi nắng, ăn uống.
Thức ăn khoái khẩu của kỳ đà chính là cóc, nhái, ốc... giúp chúng lớn nhanh và cũng chính là “thuốc” phòng ngừa bệnh táo bón. Mỗi khi thay da, con này bám vào con kia làm trầy xước nên kỳ đà hay bị nấm ngoài da, do vậy phải bấm hết móng chân.
Ngoài ra, về đêm kỳ đà hay bò ra “sân chơi” uống nước rồi nằm luôn trong máng nên chiều tối phải thay nước, dội chuồng sạch sẽ phòng bệnh ký sinh trùng.
Với tư duy làm giàu giỏi, không ngừng phát triển mô hình xây dựng kinh tế trang trại, ông Bào còn nuôi thêm khoảng 1000 con ba ba (chủ yếu là ba ba gai), mỗi con ba ba gai có giá bán thương phẩm lên tới 420-500.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu hàng trăm triệu mỗi năm.
Nuôi dế lấy trứng thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng
Anh Phu thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ việc nuôi dế. Ảnh:báo VnExprees |
Gia đình anh Nguyễn Thanh Phi ở Tam Trinh, Hoàng Mai (Hà Nội) là đầu mối phân phối dế mèn và trứng dế ở miền Bắc.
Anh Phu bắt đầu nuôi những con dế đầu tiên vào năm 2004, sau một thời gian nuôi được và đầu ra có thị trường, đem lại thu nhập cao.
Ban đầu chưa có kinh nghiệm, gia đình anh Phi nuôi dế vào xô chậu, sau chuyển ra thùng bìa các tông, thùng gỗ. Mỗi lứa dế nở ra, anh Phi tự tay chọn lọc con to khỏe làm giống, loại nhỏ hơn sẽ bán thịt. Dế khi đẻ hết trứng sẽ tự chết sau khoảng 10 ngày.
Mỗi ngày anh dành từ 20-30 phút cho dế ăn. Thức ăn chủ yếu là rau củ quả và cám. Dế thịt nuôi 28 ngày có thể bán, riêng dế trứng thì phải từ 35 ngày mới có thu hoạch.
Theo anh Phi, mỗi thùng nuôi dế thường rộng 4 mét vuông, bên trong lót lá và chia tầng để dế dẻ; mỗi ngày người nuôi sẽ để dế đẻ từ 10 khay trở lên, giá bán 300.000 ngàn đồng/khay. "Doanh thu bán trứng tuỳ theo tháng, có thể xê dịch từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
Lão nông thu 200 triệu đồng/năm từ việc nuôi trăn trên sân thượng
Báo Dân Việt đưa tin, mô hình nuôi trăn độc và lạ của lão nông Võ Ngọc Ân (71 tuổi, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đã nhận được sự quan tâm của không ít người.
Trang trại nuôi trăn của ông Ân là khoảng sân thượng gần 40m2. Bên trong căn nhà, ông Ân thiết kế thành 3 gian kệ. Mỗi gian cao ba tầng, mỗi tầng chứa nhiều thùng phi bằng nhựa được cưa đôi và khoan lỗ để nuôi nhốt trăn. Mỗi phi nhựa nuôi nhốt 1-2 con trăn, tùy kích thước. Theo ông Ân, nước tiểu trăn rất nóng nên ăn mòn sắt rất cao, do đó thay vì dùng lồng sắt, ông chế lồng nhựa có đế bằng gỗ để tăng độ bền cho chuồng khi nuôi trăn.
Ông Võ Ngọc Ân đang chăm sóc đàn trăn. Ảnh: báo Dân Việt |
Lúc đầu, vì chưa có kinh nghiệm, cũng chưa thấy ai làm chuồng nuôi trăn, nên ông thiết kế chuồng bằng lồng sắt rồi thả giống vào nuôi. Sau một thời gian nuôi trăn, ông phát hiện lồng nuôi bằng sắt bị mục rất nhanh do nước tiểu của trăn. Sau bao đêm trằn trọc vắt óc tìm vật liệu chống ăn mòn, ông nghĩ đến mấy cái thùng nhựa dùng đựng nước. Thế là ông mua về chẻ đôi làm lồng nuôi trăn.
Cùng lúc, ông cũng nhận ra việc nuôi nhiều con giống trong cùng một chuồng khiến chúng chậm phát triển do tranh giành thức ăn của nhau. Cũng như việc cho ăn đại trà sẽ không kiểm soát được thời gian cung cấp thức ăn cho mỗi con. “Thế là tôi khắc phục bằng cách phân ra mỗi con một chuồng nuôi khác nhau và ghi chép cụ thể ngày tháng cho ăn của chuồng đó” - ông Ân chia sẻ.
Với cách nuôi của mình, ông Ân nhẩm tính, cứ mỗi 3-4kg mồi (chuột, đầu cổ gà công nghiệp) sẽ cho một kilôgram trăn thịt. Trung bình, 1-2 tuần ông cho trăn ăn một lần. Sau một năm nuôi nhốt, trăn giống sẽ đạt trọng lượng 5-10kg và có thể xuất bán. Riêng việc vệ sinh chuồng trại, ông tắm tưới, lau dọn mỗi ngày để tránh bệnh tật cho trăn và giữ môi trường sạch sẽ. Hiện, “trang trại” của ông Ân có hơn 100 con trăn.
Ông Ân cho biết thêm, cứ vài tháng ông lại xuất bán vài chục con trăn, thương lái đến tận nhà thu mua. Mỗi năm ông thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ việc bán trăn
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận