Du khách đến chùa Hương không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh. |
Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng nhất Việt Nam:
Đầu năm đi lễ hội để cầu chúc những điều may mắn trong năm mới là truyền thống văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Dưới đây, là những lễ hội đầu xuân đặc sắc, nổi tiếng ở Việt Nam.
Lễ hội chùa Hương ở Mỹ Đức (Hà Nội)
Là một trong những lễ hội lớn và kéo dài ở Việt Nam, lễ hội chùa Hương (thuộc Hương Sơn, Mỹ Đức – Hà Nội) kéo dài từ ngày mùng 6 Tết cho tới hết tháng 3 Âm lịch. Chùa Hương là tập hợp nhiều động, chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp với thiên nhiên nhân tạo bao gồm đồi, núi, hang động, suối rừng và chùa, tháp…
Để vào được chùa trước hết du khách phải ngồi thuyền xuôi dòng suối Yến thơ mộng, hòa mình cùng làn nước trong xanh. Trên đường đi thuyền vào chùa bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp núi non, sông nước tuyệt đẹp. Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng là những địa điểm không thể bỏ qua được khi tới chùa Hương.
Vãn cảnh chùa Hương đầu năm không chỉ để cảm nhận không khí thanh tịnh, yên bình mà còn để cầu may mắn cho một năm mới an lành.
Lễ hội khai ấn Đền Trần – Nam Định
Lễ hội khai ấn Đền Trần (từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm) |
Là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam, lễ hội khai ấn Đền Trần, Nam Định diễn ra trong 3 ngày, thường từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm tại đền Trần Nam Định (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Đây là một trong những lễ hội nhằm tri ân công đức 14 vị vua Trần.
Hầu hết du khách tới lễ hội Đền Trần đều mong muốn có một tờ ấn và mong ước được thăng tiến trong nghề nghiệp. Ngoài lễ phát ấn, lễ hội còn tổ chức những hoạt động lễ hội truyền thống như: Múa rồng, múa lân, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ người…để phục vụ du khách tham quan.
Lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội)
Lễ hội Gò Đống Đa (ngày mùng 5 Tết) |
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 5 Tết. Đây là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung.
Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ.
Lễ hội đền Gióng ở Sóc Sơn, Hà Nội
Hội Gióng (từ mùng 6 đến 12/4 âm lịch) |
Hội Gióng được tổ chức hàng năm ở Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hội bắt đầu từ mùng 6 đến 12/4 âm lịch và chính hội là mùng 9 tháng giêng.
Lễ hội Yên Tử, Quảng Ninh
Lễ hội Yên Tử (từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch) |
Đây là một trong những trung tâm Phật giáo của Việt Nam, Yên Tử mỗi năm vào mùa lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách hành hương. Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Đến với lễ hội du khách sẽ được thử thách leo núi để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.
Chùa ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp, tháp cổ, chùa mà còn là nơi hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Để leo lên núi Yên Tử du khách có thể đi bằng đường bộ hoặc cáp treo, các bạn không nên bỏ qua những địa điểm như: Chùa Đồng, chùa Hoa Yên, chùa một mái, suối Giải Oan, chùa Giải Oan…
Hội Lim, Bắc Ninh
Hội Lim (ngày 13 tháng Giêng âm lịch) |
Hội Lim là một lễ hội lớn được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim có văn hóa đặc sắc với dân ca Quan họ nổi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc.
Ngày Hội Lim du khách khắp nơi lại nô nức tìm về đây để được nghe những anh liền chị giao cảm đắm say trong điệu hát lời ca quan họ và xem tục kết chạ, kết bạn đầy tình nghĩa.
Lễ hội Bà chúa Kho, Bắc Ninh
Lễ hội Bà chúa Kho |
Đền Bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay Bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam.
Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.
Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh
Hội Linh Sơn Thánh Mẫu, còn gọi là hội xuân núi Bà Đen |
Hội Linh Sơn Thánh Mẫu, còn gọi là hội xuân núi Bà Đen được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Ngoài hành hương lễ Phật, núi Bà Đen với độ cao 968m còn là thử thách thú vị của các du khách mê chinh phục.
Hội Bà Chúa Xứ, An Giang
Hội Bà Chúa Xứ (từ 24 đến 26/4 âm lịch) |
Hội Bà Chúa Xứ diễn ra tại núi Sam, xã Vĩnh Tế, Châu Đốc, An Giang trong ba ngày, từ 24 đến 26/4 âm lịch. Ngày 26 là ngày lễ chính, được cử hành vào 4 giờ sáng để cầu an, cầu phúc.
Hội cầu ngư, Huế
Lễ hội cầu ngư (ngày 12 tháng Giêng âm lịch) |
Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, cư dân Thái Dương Hạ, Thuận An lại long trọng tổ chức hội Cầu ngư. Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị cai canh làng là Trương Thiều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công. Trong buổi lễ còn có cuộc đua thuyền trên phá của các xã lận cận. Kết thúc buổi lễ là buổi cơm thân mật giữa quan khách và dân làng ở địa phương.
Lễ hội Tịch Điền
Lễ hội Tịch Điền (từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch) |
Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, có lịch sử diễn ra từ thế kỷ X trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009. Lễ hội diễn ra khoảng từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng tại huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận