Bạn cần biết

Những mẹo hay giúp "đánh tan" bệnh nhiệt miệng mùa hè

22/06/2016, 08:55
image

Nhiệt miệng là căn bệnh gây khó chịu, một vài cách sau đây có thể giúp bạn chữa lành căn bệnh khó chịu này.

benh-nhiet-mieng13
Nhiệt miệng là căn bệnh gây khó chịu, một vài cách sau đây có thể giúp bạn chữa lành căn bệnh khó chịu này.

Nhiệt miệng tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng lại là căn bệnh gây khó chịu nhiều nhất đối với sức khỏe của con người. Khi bị nhiệt miệng, mọi chuyện từ ăn uống đến nói chuyện, giao tiếp khiến bạn bị đảo lộn và gây mất tự tin.

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.  Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. 

Một vài cách sau đây có thể giúp bạn chữa lành căn bệnh khó chịu này:

1. Lá tía tô đất (lemon balm): Nằm trong họ bạc hà, lá tía tô đất có thể rút ngắn thời gian làm lành vết loét và ngăn chặn tái phát. Không chỉ có tính kháng khuẩn, kháng virus mạnh, tinh chất từ lá tía tô đất còn có tác dụng an thần, giảm stress. Loại cây này thường được trồng trong vườn nhà, bạn có thể hái lá, đem giã nhỏ và đắp lên chỗ loét; hoặc sử dụng các sản phẩm từ lá tía tô đất như trà thảo mộc, thuốc mỡ.

2. Mật ong: Các nghiên cứu cho thấy tính sát trùng của mật ong nguyên chất có thể giúp tiêu diệt hay ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus. Khi bị nhiệt bên trong miệng, bạn có thể ngậm một ít mật ong, hoặc dùng tăm bông thấm mật rồi bôi vào chỗ loét. Phương thuốc này chỉ nên dùng cho trẻ em từ một tuổi trở lên.

3. Dầu bạc hà: Dầu bạc hà có khả năng tiêu diệt vi sinh vật bên ngoài tế bào. Bình thường, virus Herpes khu trú ở dưới da và chờ đợi cơ hội bùng phát. Khi vết loét vừa xuất hiện, bạn có thể bôi dầu bạc hà để diệt khuẩn: đầu tiên súc miệng thật sạch, dùng tăm bông chấm một ít nước trước khi nhúng vào dầu bạc hà, rồi thoa lên vết loét, mụn rộp.

4. Trà hoa cúc hay trà cam thảo: Trà hoa cúc giúp thanh nhiệt và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm tỷ lệ phát bệnh và rút ngắn thời gian ảnh hưởng của virus. Ngoài ra, glycyrrhizic acid, một thành phần trong rễ cam thảo, có đặc tính chống viêm và kháng virus sẽ ngăn chặn vết loét lan rộng, chống lại các triệu chứng và giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân.

5. Nước cốt dừa chữa nhiệt miệng:  Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

6. Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi: Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

7. Dùng lá húng chó: Để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

8. Ăn cà chua sống: là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.

9. Dùng khế chua tươi: 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

10. Dùng lá rau ngót: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực).

>>>Xem thêm Video Bao cao su đổi màu khi phát hiện bệnh tình dục

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.