Y tế

Những người tuyệt đối không nên ăn chay, kẻo mất mạng

14/11/2019, 10:00

Không phải ai ăn chay cũng tốt, có một số đối tượng không nên áp dụng chế độ ăn này, kẻo mất mạng.

Vừa qua, một phụ nữ 61 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội đã phải nhập viện cấp cứu do ngừng tuần hoàn, rối loạn natri, kali do ăn chay với gạo lứt, muối vừng.

Được biết, người phụ nữ này ăn đến ngày thứ 41 thì nhập viện. Bác sĩ phát hiện thêm biến chứng suy thận cấp, tiêu cơ vân, hẹp động mạch vành…

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, có nhiều hình thức ăn chay nhưng không phải ai ăn chay cũng tốt, một số đối tượng không nên áp dụng chế độ ăn này.

img

Không phải ai ăn chay cũng tốt, có một số đối tượng không nên áp dụng chế độ ăn này.

Những người sau không nên ăn chay, kẻo mất mạng lúc nào không hay:

Người bị bệnh mạch vành

Bệnh nhân bị bệnh mạch vành, nên chế độ ăn chay sẽ làm giảm điện giải trong máu, kích thích gây ngừng tim.

Người mắc bệnh tim mạch

Bệnh nhân tim mạch giảm tối đa tinh bột chế biến sẵn, thay vào đó ăn các loại hạt, chế biến thô như gạo lứt. Song cần đảm bảo chế độ ăn phải cân đối, ăn nhiều cá, rau củ quả, hạn chế mỡ động vật, phủ tạng động vật chứ không khuyên ăn chay. Người mắc bệnh tim mạch ăn chay trường sẽ có nguy cơ ngừng tim.

Trẻ nhỏ

Nếu trẻ ăn chay quá sớm, cơ thể sẽ thiếu các hormone này, ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của trẻ, chậm phát triển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Do đó không nên cho trẻ ăn chay để đảm bảo trẻ được phát triển bình thường.

Người dưới 18 tuổi

Người dưới 18 tuổi rất cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như canxi, vitamin, khoáng chất, vi chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển chiều cao tối đa. Nếu ăn chay có thể nguy hiểm cho sự tăng trưởng, không thể phát triển chiều cao.

Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú

Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú ăn chay có thể gây thiếu máu do thiếu vitamin B12 (vitamin này chỉ có trong thịt và các thức ăn nguốc gốc động vật), thiếu sắt, kẽm, đồng… vì các vi chất này cũng chỉ có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật.

Phụ nữ có thai ăn chay thường xuyên sẽ không tăng cân, sinh con nhẹ cân, sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai.

Trong trường hợp tăng cân quá mức, thai phụ chỉ nên ăn chay bán phần hoặc ăn chay tương đối, và phải ăn theo chế độ của bác sĩ khuyến cáo. Có như vậy mới đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Người gầy yếu, suy kiệt sức khỏe

Người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng là những đối tượng không nên ăn chay.

Người mắc bệnh ung thư

Nếu người bệnh muốn chọn chế độ ăn chay, phải đảm bảo đây là một chế độ ăn chay lành mạnh, đa dạng, phong phú và cung cấp đầy đủ năng lượng. Nếu người bệnh không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khoẻ để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị.

Nam giới dưới 60 tuổi

Trong thực đơn ăn chay, đậu tương chiếm phần không nhỏ do nó là thực phẩm cung cấp protein. Nhưng đồng thời đậu tương có chứa nhiều hàm lượng oestrogen (nội tiết tố nữ), do đó nam giới không nên ăn quá nhiều đậu phụ hoặc các sản phẩm chế biến từ đậu tương như người ăn chay tuyệt đối.

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày

Vì rau củ chứa nhiều gluten (Gluten là hỗn hợp gồm 2 protein là gliadin và glutenin có trong lúa mì, yến mạch và lúa mạch), không tốt cho những người bị bệnh loét dạ dày. Chất này sẽ khiến người có bệnh viêm loét dạ dày có thể không hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ từ một bữa ăn chay, gây nên tình trạng thiếu chất.

Người thiếu máu

Trong thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vi chất dinh dưỡng như chất sắt tái tạo máu, kẽm, vitamin B12 và một số loại vitamin khác…

Tuy nhiên trong thức ăn có nguồn gốc thực vật, các loại chất này cũng có nhưng rất ít, nếu bạn ăn chay trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, phản ứng chậm.

Nếu bữa ăn chay của bạn quá đơn điệu, chỉ có riêng rau luộc chấm tương hoặc chấm muối, cháo hoặc cơm không với một chút muối không sẽ gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.