Thời sự Quốc tế

Những nước nào trên thế giới đón Tết Nguyên đán như Việt Nam?

12/02/2021, 11:24

Ngoài Việt Nam, còn những quốc gia, vùng lãnh thổ nào tổ chức Tết âm lịch (hay còn gọi là Tết Nguyên đán)?

img

Tết tân sửu 2021

Không riêng Việt nam, có nhiều nước Châu Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, đảo Đài Loan... cũng đón Tết Nguyên đán.

Mỗi nước sẽ có những phong tục tập quán cổ truyền thú vị và độc đáo tất cả các quốc gia đều coi ngày Tết Nguyên đán cũng là dịp để mọi người quây quần bên gia đình, tỏ lòng kính trọng với các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Dưới đây là một số phong tục đón Tết Nguyên đán điển hình tại Châu Á.

Trung Quốc

img

Đường phố ngày tết tại Trung Quốc thường ngập tràn sắc đỏ

Tết Nguyên đán vẫn được coi là thời điểm nghỉ lễ dài nhất tại Trung Quốc. Từ ngày 8/12 âm lịch, những người xa xứ đã chuẩn bị về quê đón Tết cùng gia đình trong mùa di chuyển lớn nhất thế giới gọi là "xuân vận". Thời gian nghỉ lễ, hội hè thường kéo dài tới hết ngày 15/1 âm lịch.

Mỗi dịp Tết đến gần như khắp nơi Trung Quốc tràn ngập sắc đỏ từ đồ trang trí cho đến những bao lì xì. Ứng với những con giáp biểu trưng cho một năm, người Trung Quốc sẽ kiêng ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

Hàn Quốc

img

Tết nguyên đán Hàn Quốc sẽ là dịp người dân thích diện trang phục truyền thống hanbok.

Tết âm lịch cũng là dịp người dân đi làm xa nhà được trở về quây quần bên gia đình. Sáng sớm ngày đầu tiên năm mới, các thành viên trong gia đình sẽ bái lạy trước bàn thờ, cúng gia tiên với những món ăn truyền thống chủ yếu như hạt dẻ, lê, bánh, cá khô, đậu phụ, canh bánh gạo, các món chiên.

Sau đó những người trẻ trong gia đình chúc thọ người lớn tuổi và nhận tiền lì xì từ cha mẹ, ông bà.

Đây cũng là dịp để người dân Hàn Quốc diện trang phục truyền thống hanbok.

Đặc biệt, trước cửa nhà của người Hàn Quốc thường có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) mang ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm.

Triều Tiên

img

Người dân Bình Nhưỡng thường tới Tượng đài Cố chủ tịch Kim Nhật Thành nhân dịp đầu năm

Cũng giống như Hàn Quốc, các thủ tục mừng năm mới, bái lạy ông bà tổ tiên cũng được người dân Triều Tiên thực hiện ngay trong ngày đầu năm mới. Ngoài ra, người dân tại đây còn thường xuyên lui tới tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành nhân dịp đầu năm.

Người dân Triều Tiên thường ăn loại bánh có tên songpyeon (bánh gạo nặn hình trăng lưỡi liềm) vào dịp năm mới mang ý nghĩa “trăng khuyết rồi lại tròn” như cuộc đời thăng trầm của họ.

Với người dân Mông Cổ, Tết âm lịch (hay còn gọi là Ngày Tsagaan Sar) là một trong hai dịp lễ lớn nhất. Vào khoảnh khắc giao thừa, nam giới Mông Cổ thường có nhiệm vụ lên một ngọn đồi/núi gần nhà để cầu nguyện sau đó mỗi người chọn một hướng đi hợp theo tử vi để xuất hành.

Trong 3 ngày đầu năm âm lịch, người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục truyền thống. Một số món ăn truyền thống của người dân nơi đây đó là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn dùng chung với sữa đông hoặc nho khô...

Bhutan

img

Mâm cúng ngày tết tại Bhutan.jpg

Tại Quốc gia được bình chọn là hạnh phúc nhất thế giới, dịp Tết Nguyên đán được gọi là Losar, đánh dấu một trong những dịp lễ quan trọng nhất, diễn ra trong 15 ngày, đáng chú ý nhất là 3 ngày đầu.

Người Bhutan cũng có phong tục sửa soạn mâm cơm và trái cây để dâng lên bàn thờ, cúng tổ tiên, tạ ơn thần linh ban tặng cho họ cuộc sống ấm no bình yên trong năm cũ.

Người dân Bhutan còn có phong tục thăm đền thờ, nhảy múa và hát mừng năm mới. Trong những ngày đầu năm, người dân tại đất nước hạnh phúc nhất thế giới thường mua đồ mới, chứ không sử dụng lại đồ cũ.

Singapore

img

Người Singapore thường tổ chức Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay

Ngày Tết tại Singapore, người dân địa phương thường tổ chức Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay.

Đáng chú ý nhất là Lễ hội Đường phố Chingay (theo tiếng hoa là nghệ thuật trang phục và hoá trang), bắt đầu từ thứ 7 đầu tiên của năm mới, kết thúc vào rằm tháng riêng, tại Vịnh Marina. Hoạt động thu hút đông đảo du khách, người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.