Coi bữa ăn “đại khái, qua loa”
Hiện nay, nhiều người có ít thời gian và ăn nhanh, uống nhanh đã và đang trở thành một trào lưu.
Chính vì thế, các quán ăn, quán cà phê và ăn trưa văn phòng ngày càng phát triển để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Bữa ăn nhanh để mọi người vừa ăn, vừa làm việc, trao đổi,... chính vì vậy, người ta coi bữa ăn “đại khái, qua loa”. Bữa ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, bữa ăn không cân đối về khẩu phần nếu kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, có thể dẫn tới các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng mỡ máu, cao huyết áp,..
Bữa ăn nhanh thường không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, bữa ăn không cân đối về khẩu phần.
Ăn quá nhiều chất đạm, ăn đồ chiên rán
Bữa ăn quá nhiều chất đạm, nhiều mỡ, ít tinh bột, ít vitamin và khoáng chất có chứa nhiều chất béo. Đây lại chính là những chất có thể khiến tăng trọng lượng cơ thể một cách nhanh chóng và dẫn đến căn bệnh nguy hiểm, đó là béo phì.
Khi mắc phải bệnh này sẽ kéo theo hàng loạt các nguy cơ, biến chứng bệnh khác như: mỡ trong máu, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và nguy hiểm nhất là có thể mắc phải căn bệnh thế kỷ ung thư….
Không rửa rau dưới vòi nước sạch
Nhiều gia đình rửa rau vào chậu, không rửa rau dưới vòi nước sạch sẽ tồn dư nhiều hóa chất hay giun sán trên rau.
Do đó, người tiêu dùng cũng nên lưu ý tới cách chế biến để hạn chế nguy cơ mất an toàn thực phẩm: Rửa rau dưới vòi nước sạch giúp tẩy rửa hóa chất tồn dư trong thực phẩm, loại bỏ được giun sán, hóa chất trừ sâu sẽ bay hơi khi đun nấu thức ăn.
Trong khi chế biến thực phẩm có mùi vị bất thường thì không nên ăn.
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh “vô tội vạ”
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh là quan niệm sai lầm.
Với quan niệm coi tủ lạnh là phương tiện vạn năng, có thể lợi dụng nhiệt độ mà giữ lại những dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm cũng như tiêu diệt vi khuẩn vì nhiệt độ quá lạnh chỉ đúng một phần vì nếu thực phẩm đã nhiễm khuẩn sẵn, bảo quản trong tủ lạnh càng làm thức ăn nhiễm khuẩn nặng hơn.
Chỉ đúng đối với thức ăn sạch được để vào tủ lạnh bảo quản với nhiệt độ phù hợp có thể làm chậm lại quá trình nhiễm khuẩn cũng như sự phát triển. Tuy nhiên nếu bảo quản bằng tủ lạnh, dinh dưỡng trong thực phẩm không thể nào nguyên vẹn như lúc đầu.
Bảo quản thực phẩm không đúng cách khiến vi khuẩn lây chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín
Nhiều người bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh nhưng lại không dùng ngay vào bữa ăn sau là việc cần hạn chế. Tốt nhất vẫn nên nấu và ăn hết lượng thức ăn của mỗi bữa ăn. Vì không ăn ngay sẽ tồn tại nguy cơ tăng lượng vi khuẩn tìêm ẩn trong thức ăn, thậm chí có thể gây ngộ độc thực phẩm. Người dùng có thể đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không tiêu, nếu năng cần phải vào bệnh viện để cấp cứu.
BS Tiến khuyến cáo, bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là thực phẩm của bữa ăn cung cấp đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Trong khẩu phần ăn có các chất sinh năng lượng là chất bột, đạm, béo, rau xanh và hoa quả chín cung cấp vitamin và chất xơ. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng thay đổi theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý. Bữa ăn cân đối là bữa ăn trong đó các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý. Khẩu phần năng lượng từ chất bột chiếm 68%, chất đạm là 14%, chất béo là 18%. Muốn đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và cân đối, a cần thực hiện đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, ví dụ không chỉ ăn thịt, cá, mà còn ăn đậu phụ, vừng lạc, rau và hoa quả. Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không trở thành nguồn gây bệnh. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận