Nobel Văn học 2016 thuộc về lãng tử người Mỹ Bob Dylan (Ảnh: Independent) |
Nobel Văn học là lĩnh vực cuối cùng trong hệ thống giải Nobel được công bố năm nay.
Đúng 13h địa phương ngày 13/10 (tức 18h ngày 13/10 giờ Hà Nội), giải Nobel Văn học đã được công bố thuộc về ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, họa sĩ, nhà văn và nhà biên kịch người Mỹ Bob Dylan, với những phát kiến của ông về biểu đạt thơ ca trong truyền thống âm nhạc đồ sộ của Mỹ.
Bob Dylan tên thật là Robert Allen Zimmerman, sinh ngày 24/5/1941, ông được mệnh danh là “lãng tử du ca” trong làng nghệ thuật Mỹ. Trước khi giải Nobel Văn học năm nay được trao, Bob Dylan đã lọt vào top 10 ứng cử viên có số lượng người dự đoán sẽ đoạt giải cao nhất.
Tuy nhiên, thông tin danh ca người Mỹ đoạt giải được xem là một “tin buồn” đối với những độc giả vốn hâm mộ tác giả Haruki Murakami người Nhật Bản, nổi tiếng với tác phẩm “Rừng Na Uy” – cũng là một trong những ứng cử viên sáng giá của Nobel Văn học năm nay.
Ngày 27/11/1985, Alfred Nobel đã ký vào bản di chúc cuối cùng, dành phần lớn tài sản của ông để trao các giải thưởng mang tên ông hàng năm. Trong đó, Nobel Văn học được trao cho “những người thành công trong lĩnh vực sáng tác các tác phẩm văn học xuất sắc, có lý tưởng”.
Từ năm 1901 cho tới nay, có 108 giải Nobel Văn học đã được trao. 7 năm không trao giải Nobel văn học đó là: 1914, 1918, 1935, 1940, 1941, 1942 và 1943. Sở dĩ có ngoại lệ này bởi Quỹ Nobel có ghi rõ: “Nếu không có công trình hoặc tác phẩm Văn học nào xứng đáng được trao giải, tiền thưởng sẽ được bảo lưu cho năm sau. Thậm chí, nếu năm kế tiếp vẫn không tìm được chủ nhân, số tiền sẽ được bổ sung vào quỹ hạn chế của giải Nobel”. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, có ít giải Nobel được trao.
Một vấn đề nữa trong việc trao giải Nobel Văn học, là các tác phẩm dù được viết bằng thứ ngôn ngữ nào, cũng sẽ được chọn nếu xứng đáng. Ví như, trong suốt lịch sử giải Nobel Văn học (từ 1901-2014), có những tác phẩm được viết bằng những thứ ngôn ngữ như sau: Tiếng Anh, tiếng Bengali, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, Tiếng Czech, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển, tiếng Hebrew, tiếng Italia, tiếng Hungary, tiếng Nga, tiếng Iceland, tiếng Ba Lan, tiếng Occitan, tiếng Na Uy, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Đan Mạch, tiếng Serbo-Croatian, tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Nhật Bản, tiếng Yiddish và tiếng Ả rập.
Xem video công bố giải Nobel Văn học:
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận