Cứ 3 năm 1 lần, người dân Toraja, vùng South Sulawesi, Indonesia lại đào mộ người thân đã khuất, tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo cho thi hài. |
Đây là phong tục cổ mang tên Manene (Chăm nom tổ tiên) kéo dài từ hàng trăm năm qua thường diễn ra 3 năm/lần vào cuối tháng 8. |
Người Toraja tin rằng, người sống và người đã khuất vẫn có kết nối rất sâu rộng trong thế giới tâm linh. Với họ, nếu tinh thần tổ tiên không vui thì mùa màng năm sau sẽ thất bát. Vậy nên họ rất chú trọng đến việc tổ chức tang lễ cũng như bốc mộ người thân. |
Để tổ chức một buổi lễ trang trọng, nhiều gia đình có thể phải mất nhiều năm tiết kiệm mới đủ kinh phí và họ có thể lưu giữ thi thể người đã khuất ở trong nhà hoặc trong mộ tạm nhiều tháng. Trong thời gian đó, họ vẫn nói chuyện và giành thời gian ăn uống, hút thuốc… với thi hài người đã khuất. Người đã khuất tại đây sẽ được bảo quản bằng formalin để hạn chế xương cốt bị mục rũa. |
Các thành viên trong gia đình đào mộ, tắm rửa, làm sạch thi hài, chỉnh sửa lại những đoạn xương bị gãy rồi mặc quần áo đẹp cho người thân. |
Trẻ em trong khu vực này đã học cách đối diện với cái chết từ khi còn rất nhỏ và chấp nhận đó là một phần trong hành trình tâm linh. |
Khi mặc xong quần áo cho người thân, họ thoải mái khoác vai thi thể, cho người đã khuất ăn, hút thuốc, chụp ảnh kỷ niệm và cả đi dạo. |
Năm 2017, nhiếp ảnh gia Claudio Sieber đã tìm đến ngôi làng trong vùng và thực hiện một bộ ảnh với mong muốn cho thế giới hiểu rõ hơn phong tục cổ đặc biệt này. Ban đầu, khi tham gia và chứng kiến cảnh đào mộ, anh vô cùng e dè sợ hãi nhưng sau 2-3 ngày, anh dần cảm thấy thoải mái hơn khi sống cạnh một thi thể, từ đó anh cũng thay đổi cách nghĩ về sự sống và cái chết. “Với người dân Toraja sau khi đã khuất cuộc sống vẫn tiếp diễn nên việc người thân ra đi không phải khoảnh khắc quá đau buồn” – nhiếp ảnh gia Sieber chia sẻ. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận