Theo CNN, ngày 30/6, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đồng ý thành lập các đội của hai nước để nối lại các cuộc đàm phán song phương.
“Chúng tôi đã thỏa thuận rằng mỗi nước sẽ chỉ định ra một phái đoàn. Các phái đoạn này sẽ cố gắng vạch ra một số chi tiết”, - ông Donald Trump tiết lộ với các phóng viên sau khi gặp gỡ ông Kim Jong Un.
Theo truyền thông Mỹ, đứng đầu phái đoàn của Hoa Kỳ sẽ là ông Stephen Beagan đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên. Theo ông Donald Trump, các phái đoàn sẽ bắt đầu làm việc ngay trong vòng 2-3 tuần tới.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng tuyên bố rằng ông không vội vã đi tới ký kết thỏa thuận giữa Washington và Bình Nhưỡng.
“Tốc độ không phải là mục đích. Không ai có thể biết mọi sự sẽ diễn biến ra sao”, - ông chủ Nhà Trắng nói.
Về phần mình, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố rằng cuộc gặp của ông với ông Trump là tín hiệu về khả năng có những cuộc gặp tương lai vào bất cứ lúc nào.
Sau khi hoàn thành cuộc hội đàm trong khu phi quân sự,ông Kim Jong Un đã trở về Triều Tiên. Còn ông Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hộ tống ông Kim Jong Un đến vạch ranh giới liên Triều.
Đánh giá về cuộc đàm phán của Tổng thống Mỹ và Triều Tiên, ông Oleg Morozov, thành viên Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang Nga nhận xét rằng, Tổng thống Mỹ muốn đạt tới kết quả đột phá trong vấn đề Triều Tiên.
"Đây là sự kiện quan trọng. Bất kể mọi điều, Trump dự định đạt tới bước đột phá theo hướng vấn đề Triều Tiên", - ông Morozov nói.
Thượng nghị sĩ Nga nhấn mạnh, một cơ chế đàm phán thích ứng đang được xúc tiến ngay sau cuộc gặp này. Tuy nhiên, ông Morozov lưu ý rằng, trên hướng đi này, các bên sẽ vấp phải không ít khó khăn.
“Còn rất nhiều khó khăn phức tạp đang chờ phía trước. Hiện tại mới là những nghi thức có vẻ tích cực hơn nhằm hướng đến mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”, - ông Morozov nhận định.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận