Ảnh minh họa |
Được khởi động từ năm 2006, đến nay, tất cả trở về con số 0 khi dự án sử dụng vốn ODA của tổ chức JICA của Nhật Bản dừng tài trợ vào năm 2009. Có ít nhất hàng chục tờ báo đã có bài phân tích về chủ đề này nhưng gần như không tìm được giải pháp nào khả thi để tái khởi động chương trình.
Nhà nước không thể bố trí kinh phí cho một chương trình hữu ích như thế này chăng? - bạn đọc Minh Luân gửi câu hỏi về hộp thư bạn đọc của Báo Giao thông và phân tích: Việt Nam đã tụt hậu không chỉ với thế giới mà với ngay cả bạn bè trong ASEAN về khả năng xử lý ô nhiễm rác. Thái Lan đã phát động các chương trình dùng túi hữu cơ thay túi ni lông, cấm đồ nhựa tại các điểm du lịch và phấn đấu tái chế 60% rác thải nhựa vào năm 2012.
Bạn đọc Hoài An đưa thông tin: “Chính phủ Indonesia cam kết dành 1 tỷ USD/năm để giảm 70% lượng rác thải nhựa trên biển trước năm 2025. Một số thành phố ở Philippines bắt đầu kiểm soát việc sử dụng túi ni lông. Malaysia cũng đang xem xét chính sách hạn chế sử dụng các loại túi phân hủy chậm và gây ô nhiễm này. Trong khi Việt Nam đến giờ vẫn chưa thể phân loại rác từ nguồn. Rác hữu cơ và rác vô cơ bị trộn lẫn khiến không thể tái chế và chi phí xử lý đội lên rất lớn. Hầu hết các bãi biển ở Việt Nam đang trở thành điểm tập kết rác tự nhiên”.
Bạn đọc Lý Kiến Dung đề xuất “Chính phủ cần ưu tiên tìm kiếm và đàm phán các chương trình tài trợ để thực hiện việc giảm ô nhiễm rác. Thậm chí, nếu không có nguồn hỗ trợ, chính chúng ta phải sắp xếp kinh phí để thực hiện bằng được mục tiêu này. Việt Nam không thể đi sau và dẫm vào những vết xe đổ của các nền kinh tế khác. Việc phân loại rác dựa vào ý thức, nhận thức của người dân. Nếu người dân ủng hộ, chi phí xử lý rác sẽ giảm, giảm cả ô nhiễm”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận