Pháp điều chiến hạm Mistral đến Biển Đông thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển, khủng bố và tập trận hải quân chung với các nước trong khu vực. |
Hồi đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Pháp đã điều chiến hạm Mistral mang tên Disbud cùng tàu khu trục hộ tống Aconite tới Biển Đông tham gia các hoạt động chống cướp biển, khủng bố và tập trận hải quân chung với các nước trong khu vực.
Tờ LNR dẫn lại nguồn tin từ cổng thông tin điện tử Telex cho biết, đầu tháng 3/2015, tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral mang tên Disbud cùng tàu khu trục hộ tống Aconite đã rời cảng Toulon của Pháp hướng tới Biển Đông.
Tham mưu trưởng Hải quân Pháp, tướng Pierre de Villers, đã chủ trì buổi lễ xuất cảng của tàu Disbud vào ngày 5/3 vừa qua.
Theo RT, tàu chiến Mistral có khả năng chở 16 trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 13 xe tăng cùng 450 binh sĩ và một bệnh viện dã chiến.
Portail des sous-marins nhận định chuyến đi tới các vùng biển châu Á này cũng có thể giúp Pháp để tìm kiếm thêm các hợp đồng mới trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Trước đó, hãng tin tức Nga Interfax-AVN dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp đóng tàu cho hay, tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral mang tên Sevastopol đã rời cảng Saint Nazaire, Pháp và bắt đầu cuộc thử nghiệm trên biển từ 16/3. Đây là chiến hạm do công ty đóng tàu STX của Pháp sản xuất.
Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport của Nga và công ty đóng tàu DCNS của Pháp đã ký một thỏa thuận đóng hai tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral vào tháng 6/2011. Nhà máy đóng tàu Baltiysky Zavod tại St. Petersburg là thành viên của Tổng công ty đóng tàu United. Công ty đóng tàu STX tại cảng Saint Nazaire đảm nhận đóng hai tàu đổ bộ chở trực thăng.
Mặc dù, phương Tây liên tục áp dụng các lệnh trừng phạt nhưng thỏa thuận này vẫn được tiến hành. Một số thành viên NATO đặc biệt là Hoa Kỳ, Anh, Đức và Ba Lan, đã nhiều lần kêu gọi Pháp ngừng cung cấp các chiến hạm lớp Mistral cho Nga.
Hai tàu trên dự kiến sẽ đi qua Ấn Độ Dương để đến Biển Đông và biển Nhật Bản, tham gia vào các hoạt động chống cướp biển và khủng bố, tập trận chung với lực lượng hải quân các nước khác trong thời gian 5 tháng. Các tàu này cũng có thể sẽ tham gia vào các nhiệm vụ nhân đạo.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận