Ứng dụng

Phát hiện 9 "quái sao" nặng hơn mặt trời 100 lần

19/03/2016, 08:22

NASA đã sử dụng kính thiên văn cực tím Hubble và phát hiện 9 "quái sao" nặng hơn mặt trời 100 lần.

1
Cụm sao R136 có khối lượng lớn hơn 100 lần và sáng gấp 30 triệu lần Mặt Trời

Theo Spunik news, các nhà khoa học NASA đã sử dụng kính thiên văn cực tím Hubble và phát hiện thấy 9 "quái sao" trong 1 cụm sao có khối lượng lớn hơn 100 lần, và sáng gấp 30 triệu lần mặt trời mang tên R136.

Bằng kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield (Anh) đã tìm ra cụm sao gồm 9 ngôi sao khổng lồ nằm cách Trái đất 170.000 năm ánh sáng. Đây cũng là cụm sao lớn nhất từng được xác định trong vũ trụ này.

R136 chỉ trải dài khoảng vài năm ánh sáng, thuộc một ngân hà vệ tinh của Dải Ngân hà. Thế nhưng trong khoảng không gian "chật chội" đó là những ngôi sao to lớn, rực sáng với một lượng tia cực tím khổng lồ.

Tuy nhiên, những ngôi sao mới này khi đứng đơn lẻ vẫn chưa thể đọ lại R126a1 - ngôi sao "nặng" nhất vũ trụ tính đến thời điểm hiện tại, với khối lượng gấp 250 lần mặt trời.

R136 thực chất đã được công bố vào năm 2010 bởi giáo sư Paul Crowther từ Đại học Sheffield, với 4 ngôi sao nặng gấp 150 lần mặt trời. Đến nay, họ lại tìm ra thêm 5 ngôi sao khác, nâng tổng số sao trong cụm sao này lên con số 9.

NASA lưu ý rằng những thiên thể tích hợp mới phát hiện là quái sao bởi có trọng lượng khổng lồ nhất mà chúng ta biết đến hiện nay.

pia20064-3
Hình ảnh về 3 quái sao thuộc cụm sao R136 của Đài quan sát thiên văn Sloan Digital Sky Survey (SDSS). 

Phát hiện mới đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về sự hình thành của những ngôi sao siêu nặng. Theo giáo sư Saida Caballero-Nievees: "Giả thuyết trước kia cho rằng những ngôi sao quái vật này ra đời do sự kết hợp giữa các sao có khối lượng nhỏ trong cùng hệ thống sao đôi. Tuy nhiên với những gì chúng ta đang thấy, rõ ràng đây không phải là nguyên nhân đúng với tất cả thành viên của R136. Phần lớn số này đã là những con quái vật ngay từ thuở ban đầu".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thiên văn của Hội Hoàng Gia Anh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.