Các hiện vật được phát hiện ở vị trí chỉ có độ sâu khoảng 2m tại khu vực khảo cổ |
Trong thời gian qua, di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc được các nhà nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam khai quật nhiều lần và đã phát hiện nhiều hiện vật như công cụ bằng đá sa thạch: bàn kê, hòn ghè, rìu tứ diện, bàn mài. Đồ gốm có các hiện vật như bi gốm, nồi, bình, vò âu. Đồ trang sức làm bằng gốm và xương, rất nhiều xương, răng động vật và cá cùng các nhuyễn thể khác. Đặc biệt, vài năm trước, cũng tại di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc, đoàn khảo cổ còn tìm thấy một bộ hài cốt của người tiền sử có niên đại hơn 4.000 năm.
Răng và bàn chân của loài Tê giác được phát hiện tại di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc |
Đợt khai quật lần này tiến hành từ ngày 21/11 đến 01/12/2014 với diện tích khai quật 100m2. Qua khai quật đã phát hiện nhiều hiện vật thuộc loại hình công cụ đá, đồ gốm được trang trí hoa văn khác nhau như, khắc vạch, hoa văn thừng, gạch chéo và chấm tròn, một số lượng xương răng động vật khá phong phú…Đặc biệt qua đợt khai quật lần này đã phát hiện được hàm răng và bàn chân của cá thể con Tê giác (ảnh). Phần lớn hiện vật phát lộ nằm ở địa tầng văn hóa của các hố khai quật tương đối sâu trên 2m.
Như vậy, di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc đang hé lộ thêm những thông tin lý thú về tính chất của di chỉ khảo cổ học thời kỳ hậu đá mới.
Trần Lộc
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận