Bộ hài cốt sản phụ "sinh con trong quan tài". |
Theo kênh truyền hình RT, vụ việc xảy ra tại nước Ý thời trung cổ. Một nhóm nhà khoa học khẳng định điều này sau khi xét nghiệm và phân tích bộ hài cốt người phụ nữ được tìm thấy tại thị trấn Imola, Bologna vào năm 2010. Người phụ nữ này được cho là sinh sống trong khoảng thời gian 600-700 trước Công nguyên.
Thai nhi giờ chỉ còn là một bộ xương nhỏ nằm rải rác bên dưới khung xương chậu của người mẹ, chắc chắn được sinh ra trong nấm mồ do hiện tượng mang tên "coffin birth" (sinh trong quan tài hay đùn thai sau khi chết).
Hiện tượng này khiến thai nhi chưa chào đời bị đẩy ra khỏi tử cung của người mẹ bởi khí tích tụ trong tử thi sau khi cả hai mẹ con cùng qua đời. Đầu và phần thân trên của thai nhi được tìm thấy ở bên ngoài vùng xương chậu của người phụ nữ, trong khi phần chân thai nhi vẫn ở bên trong. Dù không thể xác định giới tính của thai nhi, kết quả đo xương đùi chỉ ra thai nhi gần 38 tuần tuổi.
Thai nhi được cho là 38 tuần tuổi. |
Đây là một cảnh tượng hiếm gặp trong khảo cổ, nhưng càng hiếm gặp hơn là vết thương hình tròn khoan sâu vào sọ người mẹ.
Theo các nhà nghiên cứu, hai bộ hài cốt đáng chú ý này có thể là một ví dụ thời Trung cổ của phương pháp phẫu thuật não nguyên thủy gọi là khoan xương (trepanation). Quá trình phẫu thuật bao gồm khoan hoặc đục một lỗ nhỏ trên hộp sọ của bệnh nhân để giảm bớt áp lực giúp điều trị nhiều loại bệnh. Nhưng trong trường hợp này, ca phẫu thuật đã thất bại.
Theo chi tiết ghi trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí World Neurosurgery, người phụ nữ này sống được thêm 1 tuần sau ca phẫu thuật, và được chôn cất khi còn mang thai.
Đây không phải là lần đầu tiên ghi nhận một trường hợp “ra đời trong quan tài” đối với ngành khảo cổ học. Năm ngoái, một trường hợp tương tự cũng đã được phát hiện trong khu chôn cất Black Death gần Genoa, Italy.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận