Thông tin được đăng trên tạp chí Journal of the Royal Society Interface, cho biết, nhóm khoa học đã quyết định nghiên cứu xác ướp bằng máy gia tốc hạt synchrotron để tìm hiểu thông tin chi tiết về các vật lạ được tạo tác bởi người Ai Cập cổ đại.
Kết quả đã phát hiện vài chục vật phẩm nhỏ, trong đó có một vật thể dài 7 milimet được làm từ một loại khoáng chất gọi là đá canxit.
Hiện vật này nằm sát bụng tại vị trí có vết rạch mà qua đó nội tạng được lấy ra trong quá trình ướp xác. Theo các nhà nghiên cứu, tạo tác nói trên có thể là một tấm bùa hộ mệnh được đặt ở vị trí đặc biệt để bảo hộ linh hồn cho xác ướp.
Các nhà khoa học cho rằng, hiện vật này có hình dạng một con bọ hung vốn là hình ảnh phổ biến của các loại bùa hộ mệnh ở Ai Cập cổ đại.
Các nhà khoa học cũng xác nhận xác ướp thuộc về một đứa trẻ khoảng 5 tuổi. Trong khi đó, bức chân dung được vẽ ở phía trên đầu xác ướp lại mô tả một phụ nữ trưởng thành.
Xác ướp mang tên Hawara Portrait Mummy No.4, được khai quật tại Hawara, Ai Cập, vào khoảng thời gian năm 1910-1911 và có niên đại từ thế kỷ 1 sau Công nguyên.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận