Đường chín đoạn (đường lưỡi bò) phân định biên giới trên Biển Đông (màu đỏ) mà Trung Quốc vô lý áp đặt. Ảnh: UNCLOS/CIA |
Philippines từ chối đề nghị đàm phán của Trung Quốc về Biển Đông
Tin từ đài TNHK đưa tin, Philippines đã từ chối lời đề nghị của Trung Quốc về việc hủy vụ kiện bản đồ đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Bắc Kinh ở Biển Đông ra Tòa trọng tài quốc tế thường trực (PCA). Đề nghị đàm phán song phương của Trung Quốc cũng bị Manila bác bỏ.
Ngày 16/7, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Heminio Coloma nhấn mạnh Manila nhất quyết theo đuổi vụ kiện đến cùng. Philippines sẽ tìm kiếm một giải pháp dựa trên luật lệ cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Tuyên bố nói trên của Philippines được đưa ra ngay sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hối thúc đất nước này trở lại đúng hướng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và tham vấn.
Trước đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã tuyên bố sẽ không bao giờ công nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa liên quan đến vụ kiện do Philippines khởi xướng.
Nga tiếp tục hợp thức hóa Crimea, đòi nợ Ukraine
Tổng thống Nga Putin kiên quyết đòi Ukraine trả nợ đúng hạn. |
Mới đây, Tổng thống Nga đã thông qua kiến nghị thay thế Văn phòng Bộ của Nga tại Crimea bởi một ủy ban khác. Kế hoạch này sẽ Moscow đẩy nhanh việc hợp thức hóa Crimea, trong khi Kiev tiếp tục bất lực đứng nhìn.
Ngoài ra, Bộ thương mại và Phát triển Kinh tế Nga cho biết đã sẵn sàng để giám sát việc đóng cửa của Bộ tại Crimea. Bộ này cũng sẵn sàng để thực hiện bất cứ mệnh lệnh nào từ chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chương trình mục tiêu liên bang và các khu kinh tế tự do.
Tổng thống Putin quyết định sáp nhập Crimea, trước đó thuộc Ukraine, vào Nga từ tháng 3/2014. Các quốc gia đặc biệt là NATO và đồng minh đã chỉ trích quyết liệt hành động của Moscow.
Phía Ukraine cũng đã liên tục phản đối những hoạt động của Nga ở Crimea và cho rằng Nga đang muốn ‘xâm chiếm’ vĩnh viễn bán đảo hay hợp thức hóa Crimea.
Ngoài ra, ngày 16/7, Tổng thống Nga cũng đã tuyên bố đang đợi Ukraine trả khoản nợ mua lại trái phiếu Châu Âu 3 tỷ USD ngay khi đất nước này nhận được khoản vay 5 tỷ USD từ IMF trong năm nay.
IS bắn tên lửa vào tàu Hải quân Ai Cập
Tàu của Ai cập bốc cháy sau khi trúng tên lửa từ phiến quân. Ảnh: AFP |
Trong cuộc đụng độ trên biển ngày 16/7, phần tử cực đoan của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã bắn tên lửa một tàu tuần tra của Hải quân Ai Cập tại vùng biển thuộc bán đảo Sinai; không có ai thiệt mạng trong vụ đụng độ này
Giới quan chức Ai Cập từ chối xác thực thông tin tàu Hải Quân nước này trúng tên lửa mà đưa ra khả năng phiến quân dùng thiết bị kích nổ từ xa.
Trước đó, tháng 11/2014, IS tuyên bố sự có mặt trên bán đảo Sinai với khoảng 2.000 phần tử cực đoan thành lập nhóm thánh chiến Ansar Bait al-Maqdis thề trung thành với thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.
Hai căn cứ quân sự Mỹ bị tấn công
Hiện trường vụ xả súng ở hai căn cứ quân sự Mỹ hôm 16/7. |
Có 4 binh sĩ thiệt mạng trong vụ xả súng ở 2 căn cứ quân sự Mỹ nằm ở thành phố Chattanooga, Tennesse vào lúc 10h ngày 16/7 (giờ Mỹ). Cụ thể, hai vụ xả súng xảy ra ở trung tâm tuyển dụng quân và trung tâm hải quân trù bị cùng ở thành phố Chattanooga, Tennesse.
Giới quan chức Mỹ đã xác nhận có 4 lính thủy đánh bộ thiệt mạng, ít nhất 3 người khác bị thương, nghi can đã bị bắn chết. Được biết, nghi can tên Mohammod Youssuf Abdulazeez (24 tuổi, sinh ra ở Kuwait và có quốc tịch Jordan); từng nhận bằng tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kỹ sư điện ở trường Đại học Tennessee năm 2012.
Mohammod Youssuf Abdulazeez sau khi lái xe đâm tung cánh cổng của căn cứ dự bị Hải quân ở Chattanooga đã nã đạn vào cánh cửa kính của trung tâm tuyển quân của căn cứ; sau đó di chuyển đến trung tâm khác cách đó 11 km và bắn chết 4 binh sỹ.
Theo ông Bill Killian, trưởng công tố bang Tennessee, hiện vẫn chưa rõ động cơ của vụ tấn công; vụ việc đang được điều tra theo hướng khủng bố.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận